Bản tin Cải cách hành chính ngày 22/3/2024

9:23, Thứ Hai, 25-3-2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

CẢI CÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1.        Tây Hồ: Cần chia sẻ kinh nghiệm hay trong cải cách hành chính và chuyển đổi số

2.        Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền kiểm soát thủ tục hành chính, Đề án 06/Chính phủ

3.        Đồng Nai tổ chức ký kết công tác Dân vận và mô hình ‘Chính quyền thân thiện’

4.        HĐND tỉnh Gia Lai giám sát công tác cải cách hành chính tại Chư Sê

LĨNH VỰC CẢI CÁCH

5.        Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số trong ngành Ngoại giao

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

6.        Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” ở huyện Lạc Thuỷ

7.        Hà Nội mở rộng kênh thông tin cải cách hành chính

 

CẢI CÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Tây Hồ: Cần chia sẻ kinh nghiệm hay trong cải cách hành chính và chuyển đổi số

Theo báo cáo của UBND quận Tây Hồ, năm 2023, số thủ tục hành chính (TTHC) cấp quận đã đơn giản hóa thời gian giải quyết TTHC 22%, cấp phường 25%. Quận Tây Hồ đã tiếp nhận và xử lý trên phần mềm dịch vụ công Hà Nội, tổng số hồ sơ đã tiếp nhận toàn quận là 2.599 hồ sơ, trong đó đã giải quyết trước và đúng hạn là 2.198 hồ sơ, đạt 84,57%. 100% bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận Một cửa) cấp quận và 8 phường trên địa bàn quận đã hoàn thiện xong biển nhận diện thương hiệu.

UBND quận Tây Hồ cũng đã trang cấp đầy đủ máy lấy số tự động, kiot tra cứu thông tin, trang thiết bị cơ sở phục vụ công dân theo tiêu chí của Đề án. 100% Bộ phận Một cửa quận và phường thực hiện quét mã QR tra cứu thông tin, quét mã thanh toán không dùng tiền mặt.

Về đăng ký thường trú, tổng số hồ sơ đăng ký trực tuyến trên Cổng dịch vụ công là 8.429/9.682 trường hợp đăng ký trực tiếp và trực tuyến (đạt 87,05%). Về đăng ký tạm trú, tổng số hồ sơ đăng ký trực tuyến trên Cổng dịch vụ công là 7193/7408 trường hợp đăng ký trực tiếp và trực tuyến (tỷ lệ 97,09%). Đối với thông báo lưu trú, tổng số trường hợp thông báo trực tuyến trên Cổng dịch vụ công là 20.315/20.315 trường hợp thông báo trực tiếp và trực tuyến (tỷ lệ 100%).

Thực hiện liên thông 2 nhóm TTHC "Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Đăng ký cấp thẻ Bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi" và "Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí" giảm thời gian đi lại cho công dân, quận đã giải quyết thủ tục liên thông cho 1.743 trường hợp khai sinh, 498 trường hợp khai tử.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Tây Hồ cũng đã thực hiện phát hành thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên cơ sở dữ liệu theo phần mềm của Bộ Tư pháp thông qua Cổng giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam, thẻ được chuyển về UBND phường theo đường Bưu chính.

Thượng tá Nguyễn Hữu Khánh - Trưởng Công an quận Tây Hồ cho biết, về số hóa hồ sơ TTHC lĩnh vực cư trú và hồ sơ tàng thư hộ khẩu, Công an quận đã thành lập 4 trung tâm làm sạch và số hóa tàng thư cư trú, lắp đặt 63 máy vi tính, máy scan, webcam và bố trí 70 cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc số hóa tàng thư cư trú. Kết quả thực hiện: Đã số hóa được 46.949/46.949 hồ sơ (đạt 100%).

Thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, quận Tây Hồ đã bảo đảm chi trả tiền trợ cấp tới đối tượng thụ hưởng chính sách tháng 1, tháng 2 và Tết Nguyên đán đúng tiến độ, chi đúng, đủ đến tận tay các đối tượng, thuận lợi trong chi tiêu. Kết quả cụ thể: đã thực hiện rà soát, cấp tài khoản ngân hàng phục vụ chi trả không dùng tiền mặt 3032/3032 trường hợp đạt 100%.

100% học sinh được rà soát cập nhật dữ liệu, thông tin định danh của học sinh mầm non 5 tuổi, lớp 5 và lớp 9 năm học 2022 - 2023 trên cơ sở dữ liệu ngành nhằm phục vụ công tác tuyển sinh trực tuyến học sinh mầm non 5 tuổi, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2023 - 2024. Kết quả thanh toán học phí không dùng tiền mặt các trường công lập trên địa bàn đạt 98.5%. 100% các hộ kinh doanh tại 10/10 chợ, 38/38 siêu thị và trung tâm thương mại đã thực hiện quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, các máy tính, ki-ốt tra cứu thông tin TTHC đã xử lý nhiều bộ hồ sơ TTHC nhanh gọn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải ghi nhận và đánh giá cao việc khảo sát thực tế tại cấp phường về CĐS và cải cách TTHC của quận Tây Hồ. “Kết quả tích cực trong CCHC và CĐS đã giúp đoàn kiểm tra có thêm kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ và TP Hà Nội” – Phó Chủ tịch TP Hà Minh Hải nhấn mạnh. (Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn 21/3) Về đầu trang

https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/tay-ho-can-chia-se-kinh-nghiem-hay-trong-cai-cach-hanh-chinh-va-chuyen-doi-so-374160.html

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền kiểm soát thủ tục hành chính, Đề án 06/Chính phủ

Ngày 21/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Kế hoạch thông tin, tuyên truyền nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết TTHC trên địa bàn TP Hà Nội, công tác cải cách TTHC trọng tâm và thực hiện Đề án 06/Chính phủ đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch của bộ máy hành chính.

Đồng thời, triển khai hiệu quả Đề án 06 với tinh thần năm 2024 là “Hoàn thiện thể chế, hạ tầng, số hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp” (theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ). Việc triển khai phải có trọng tâm trọng điểm, theo phương châm dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; Nâng cao chất lượng cung cấp và sử dụng dịc vụ công trực tuyến. Đẩy mạnh các tiện ích khai thác dữ liệu dân cư nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội tạo nền tảng phục vụ phát triển ứng dụng Công dân số.

Cùng đó, đẩy mạnh triển khai công tác cải cách TTHC đảm bảo thực hiện có kết quả, thực chất, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong năm 2024 trong việc tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; Áp dụng các kinh nghiệm, phương pháp tiên tiến của quốc tế và các địa phương để thí điểm triển khai một số nhiệm vụ cải cách TTHC trong năm 2024, tạo đà để nhân rộng triển khai trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn; Tăng cường sự tham gia của người dân trong thực hiện CCHC,mở rộng kênh thông tin để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận đầy đủ, chính xác, minh bạch thông tin về CCHC tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Bên cạnh đó, hoàn thiện và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh năm 2024, trong đó xác định chủ đề chung năm 2024 là “ Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số”; tăng cường thiết lập các kênh truyền thông để các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và tổ chức, doanh nghiệp, người dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành thành phố thông minh.

Ngoài ra, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành thuộc Thành phố trong công tác tuyên truyền về cải cách TTHC trọng tâm năm 2024; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong các cơ quan hành chính nhà nước về hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính (sau đây gọi là Bộ phận Một cửa) trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố; Xác định việc triển khai Đề án 06/Chính phủ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân và cả hệ thống chính trị. (Kinhtedothi.vn 21/3) Về đầu trang

Đồng Nai tổ chức ký kết công tác Dân vận và mô hình ‘Chính quyền thân thiện’

UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức ký kết chương trình công tác Dân vận năm 2024 và mô hình “Chính quyền thân thiện” giữa ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng.

Lễ ký kết có, ông Cao Tiến Dũng - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai; ông Võ Tấn Đức - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; ông Nguyễn Sơn Hùng – Phó Chủ tịch; và lãnh đạo các huyện, sở, ngành, cùng tham dự.

Theo đó, mô hình “Chính quyền thân thiện” xã, phường, thị trấn được xây dựng nhằm đổi mới cách làm việc của chính quyền cơ sở từ “mệnh lệnh hành chính” sang “phục vụ, hướng dẫn, vận động, thuyết phục”. tiến tới xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, hướng đến sự hài lòng của người dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.

Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, công chức phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện các quy định, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, thực hiện tốt khẩu hiệu “4 xin” và “5 không” trong tác phong giao tiếp, ứng xử và giải quyết công việc với nhân dân.

Tại hội nghị, ông Cao Tiến Dũng - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết: Việc ký kết phối hợp giữa hai đơn vị phối hợp thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận trên các địa bàn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đẩy mạnh cải cách hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật, nâng cao đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

"Lễ ký kết nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội, cải cách các thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết kịp thời những công việc có liên quan đến người dân, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh" - ông Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.

Đối với việc xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” tại các địa phương trên đia bàn tỉnh Đồng Nai, mục tiêu hướng tới chính quyền điện tử, công sở văn minh, thân thiện, gần gũi, và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thân thiện và có trách nhiệm với nhân dân. (Phapluatplus.vn 22/3) Về đầu trang  

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát công tác cải cách hành chính tại Chư Sê

Ngày 21-3, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Chư Sê về việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Tham gia đoàn giám sát có Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Duy Lam; lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị.

Theo báo cáo, từ năm 2021 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo, điều hành, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC trên 6 lĩnh vực và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Tại bộ phận một cửa, đối với huyện đã thực hiện niêm yết 260 thủ tục; đối với các xã, thị trấn đã niêm yết 162 thủ tục; huyện đã bố trí 1 công chức phụ trách kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC). Đến nay, 100% phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc huyện được cấp tài khoản thư điện tử công vụ; 100% xã, thị trấn niêm yết công khai các TTHC.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt cho rằng, UBND huyện Chư Sê đã tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế mà các đoàn kiểm tra, thanh tra trước đó đã chỉ ra. Đồng thời đề nghị, khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, địa phương cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, cần tập trung rà soát văn bản hết thời hiệu, không phù hợp.

Cùng với đó, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đầu tư cơ sở vật chất cho bộ phận một cửa cấp xã, đảm bảo xử lý công việc và lưu trữ hồ sơ; thực hiện thanh-kiểm tra nhằm thực hiện tốt công tác CCHC. (Baogialai.com.vn 22/3, Vĩnh Hoàng) Về đầu trang

LĨNH VỰC CẢI CÁCH

Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số trong ngành Ngoại giao

Chiều ngày 21/3, tại Nhà khách chính phủ, Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số trong ngành Ngoại giao.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì tọa đàm. Tham dự sự kiện có đại diện các đơn vị trong Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan đơn vị liên quan của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và truyền thông.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, thời gian qua, công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Bộ Nội vụ đã có những chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, các công tác này cũng được Lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, coi đây là một trong những trọng tâm công tác đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện này, đồng thời có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Ngoại giao. Thứ trưởng cho biết, quán triệt quan điểm lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả công tác, các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính luôn được cung cấp nguồn lực để triển khai thành công, tạo thuận lợi cho cả người dân và cán bộ thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Trong đó, để đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính và chuyển đổi số, Bộ Ngoại giao đã thành lập ban chỉ đạo để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan.

Các đơn vị chức năng của Bộ đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ trong tham vấn, triển khai các nội dung, các mảng công tác liên quan.

Theo Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, đặc biệt là các đơn vị có thủ tục hành chính, luôn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính theo nhiều hình thức đa dạng như tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, phát huy ý tưởng cải cách hành chính trong cán bộ công chức; tăng cường công tác đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ, giao tiếp, ứng xử cho cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ; nâng cao nhận thức về thái độ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ và các đơn vị, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân và tổ chức. Đặc biệt đối với các đơn vị cung cấp các dịch vụ công, Bộ Ngoại giao không ngừng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến về lĩnh vực lãnh sự ở trong và ngoài nước. Qua đó, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời thực hiện tốt việc công khai minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. (Baoquocte.vn 21/3, Minh Nhật) Về đầu trang

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” ở huyện Lạc Thuỷ

Nhằm tạo chuyển biến về lề lối làm việc của chính quyền các cấp từ quản lý hành chính sang phục vụ nhân dân, Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo” huyện Lạc Thuỷ đã ban hành Kế hoạch số 28, ngày 10/8/2019 về xây dựng mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” tại các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, các xã, thị trấn.

Sau khi triển khai, mô hình được cấp uỷ, chính quyền, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân đánh giá cao, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.

Để mô hình phát huy hiệu quả như đúng tên gọi, các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đã triển khai cho cán bộ, công chức ký cam kết thực hiện và làm theo "5 biết”, "3 không”, "4 thể hiện”. Tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân. Hàng tuần, hàng tháng, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền cấp xã xuống địa bàn khu dân cư để lắng nghe phản ánh, kiến nghị của nhân dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề bất cập, bức xúc phát sinh.

Thực hiện Kế hoạch số 01, Hướng dẫn số 01 của Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh về triển khai mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” trên địa bàn tỉnh, năm 2023, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đã phát hành 423 thư cảm ơn; 84 thư chúc mừng lĩnh vực đăng ký kết hôn; 253 thư chúc mừng gia đình có thành viên mới; 107 thư chia buồn cùng những gia đình có người từ trần; 2 thư xin lỗi. Xã An Bình, Đồng Tâm tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Xã Hưng Thi, Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi sau khi gửi thư đến công dân lưu lại 1 bản làm hồ sơ.

Với tinh thần gần dân, sát dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, người đứng đầu chính quyền các xã, thị trấn thường xuyên duy trì công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân theo quy định. Thông qua đó lắng nghe, kịp thời giải quyết những điều dân cần, dân mong, không để xuất hiện đơn, thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài. Thông qua việc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, có 71,2% phiếu rất hài lòng; 27% phiếu hài lòng; phiếu không hài lòng chỉ chiếm 1,84%. Huyện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến toàn phần và một phần tại các xã, thị trấn đạt trên 96%.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, nhận thức của cán bộ, công chức có chuyển biến rõ rệt. Thái độ, ý thức phục vụ của hệ thống chính quyền được nâng lên, nhất là xây dựng phong cách "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Chất lượng phục vụ hành chính công ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trước và đúng hạn ngày càng được nâng lên. Việc thực hiện tốt mô hình cũng như đặt sự hài lòng của người dân thành mục tiêu phấn đấu của chính quyền thân thiện là một trong những tiêu chí quan trọng, giúp cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, đồng thời đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giúp địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đặc biệt, việc gửi thư chúc mừng, thư cảm ơn đến người dân với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, đảm bảo trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với văn hoá địa phương. Người dân cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ, động viên kịp thời của chính quyền khi gia đình có việc vui, buồn, được bà con đồng tình, tin tưởng và đánh giá cao. Qua đó tạo dựng, củng cố sự gắn kết chặt chẽ, tin cậy, đồng hành, chia sẻ giữa chính quyền và nhân dân. (Baohoabinh.com.vn 22/3) Về đầu trang

Hà Nội mở rộng kênh thông tin cải cách hành chính

Ngày 21-3, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn Hà Nội năm 2024.

Kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn Thủ đô về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố, công tác cải cách TTHC trọng tâm và thực hiện Đề án 06/Chính phủ đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch của bộ máy hành chính.

Đồng thời, triển khai hiệu quả Đề án 06 với tinh thần “Hoàn thiện thể chế, hạ tầng, số hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp”; có trọng tâm, trọng điểm, theo phương châm dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; nâng cao chất lượng cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh các tiện ích khai thác dữ liệu dân cư nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tạo nền tảng phục vụ phát triển ứng dụng công dân số.

Cùng với đó, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; áp dụng các kinh nghiệm, phương pháp tiên tiến của quốc tế và các địa phương để thí điểm triển khai một số nhiệm vụ cải cách TTHC, tạo đà để nhân rộng triển khai trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt là mở rộng kênh thông tin để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận đầy đủ, chính xác, minh bạch thông tin về CCHC, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền; công tác thông tin tuyên truyền cần kịp thời, gắn liền với các hoạt động, sự kiện liên quan.

Về nhiệm vụ cụ thể, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu triển khai công tác thông tin, tuyên truyền thiết thực, hiệu quả; phổ biến nội dung về kiểm soát TTHC và nội dung, quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung)...

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền việc triển khai các kế hoạch trọng tâm của thành phố trong năm 2024 về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông... Kết hợp đa dạng hóa hình thức thông tin để giúp các cơ quan, doanh nghiệp và người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, mục tiêu của công tác kiểm soát TTHC và cải cách TTHC...

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số và việc giải quyết các TTHC và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công thành phố, Cổng dịch vụ công quốc gia. (Hanoimoi.com.vn  22/3, Hà Phong) Về đầu trang ./.

 

Các tin khác

04