Báo cáo tình hình công tác tuần từ ngày 30/7/2022 đến ngày 05/8/2022

16:58, Thứ Hai, 8-8-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

1. Về công tác phòng chống dịch Covid-19:

Trong tuần vừa qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh có giảm, ghi nhận 591 ca mắc mới, trung bình 84 ca/ngày (tuần trước trung bình 99 ca/ngày). Tổng số ca mắc từ đầu dịch đến 6h00 giờ ngày 7/8/2022 là: 129.602 ca.

Tổng số ca nhập viện điều trị trong tuần là 58 (tăng 7 ca so với tuần trước). Trong tuần có 5 ca chuyển nặng, tổng số ca nặng từ đầu dịch đến nay là 308. Số bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở điều trị COVID-19: 50 người (Số BN nặng: 0).

Tổng số ca kết thúc điều trị trong tuần là 657, nâng tổng số bệnh nhân kết thúc điều trị đến thời điểm hiện tại: 128.929 ca.

Trong tuần không ghi nhận thêm ca tử vong. Tổng số ca tử vong từ trước đến nay là 82 ca. Như vậy, tỷ lệ người mắc COVID-19 nhập viện và điều trị là 5,09%. Tỷ lệ điều trị tại nhà: 94,91%. Tỷ lệ tử vong 0,06%. Tỷ lệ BN điều trị khỏi 99,48%. Tỷ lệ BN đang điều trị tại nhà và tại các bệnh viện là 0,46%.

Ngành Y tế đang tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên; tiêm liều nhắc lại cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi và tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Kết quả đến 6h ngày 07/8/2022, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được cấp: 1.907.448 liều, trong đó đã sử dụng: 1.853.928 (đạt 97,19%), còn tồn 53.520 liều. Tổng số liều tiêm được trong tuần: 23.982.

- Đã tiêm vắc xin COVID-19 cho 59.350 trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi, đạt tỷ lệ 68,83%; tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi nhắc lại lần 1: 60,53%; tiêm mũi nhắc lại lần 2: 9,34%.

Ngày 04/8/2022, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến với các cơ quan, đơn vị, địa phương để đánh giá tình hình, những giải pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; không để bất ngờ, bị động, ngay cả khi dịch bùng phát trở lại. Sở Y tế chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; chủ động có giải pháp ứng phó với dịch bệnh mới phát sinh; các đơn vị, địa phương đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vắc xin cho trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi.

2. Về kinh tế - xã hội:

* Công tác giải ngân vốn đầu tư công: Ngày 01/8/2022, Tổ công tác số 1 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại các Bộ, ngành và các tỉnh (Tổ công tác số 1) tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch đầu tư công được giao trong năm 2022, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải phá như: Chỉ đạo Sở Xây dựng công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến thị trường; rà soát, rút ngắn tối thiểu 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục đầu tư và sau đầu tư; tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công trước mùa mưa bão, nghiệm thu, thanh toán dứt điểm các khối lượng đã hoàn thành để nâng cao tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh... Thông qua hội nghị, tỉnh Quảng Bình kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét hủy dự toán Kế hoạch vốn nước ngoài năm 2022; gia hạn thời gian thực hiện dự án và gia hạn thời gian giải ngân thỏa thuận vay cho các dự án ODA trên địa bàn tỉnh.

* Nông nghiệp:

- Trồng trọt:  Ước tính đến ngày 31/7/2022, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Hè Thu thực hiện 35.208 ha, tăng 0,2% so với vụ Hè Thu năm trước.

- Cây lúa: Diện tích thực hiện 23.255 ha, giảm 1,9% so với vụ Hè Thu năm trước. Trong đó: Lúa tái sinh 8.818 ha, tăng 6,8%, hiện đã thu hoạch xong, năng suất dự ước khoảng 20,15 tạ/ha, sản lượng 17.768 tấn; Lúa gieo cấy Hè Thu là 14.437 ha, giảm 6,6% so với vụ Hè Thu năm trước (hiện lúa trà đầu giai đoạn chín sữa - thu hoạch, trà chính vụ đòng - trổ, trà muộn đứng cái - làm đòng), diện tích lúa đã trổ 7.852 ha và diện tích đã thu hoạch là 09 ha (Lệ Thủy).

- Cây trồng khác: Các địa phương đang tích cực đẩy nhanh tiến độ gieo trồng một số cây hàng năm khác[1], tổng diện tích từ đầu năm đến nay là 3.785,6/4.900ha, đạt 77,2%KH, giảm 3,54% cùng kỳ; rau, đậu các loại 2.651 ha, tăng 9,1% so với vụ Hè Thu năm trước.

Tình hình sâu bệnh hại cây trồng: Năm nay sâu bệnh gây hại vụ hè thu rải rác và ít hơn so với cùng kỳ năm trước. Trên cây lúa, các đối tượng gây hại chủ yếu là chuột, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, bệnh khô vằn, sâu đục thân. Trên cây rau xuất hiện sâu ăn lá, với mật độ sâu phổ biến 3 - 5 con/m2, nơi cao 7 - 8 con/m2. Ngành Nông nghiệp đã thực hiện phối hợp với các địa phương kiểm tra tình hình và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng.

-  Chăn nuôi - Thú y:

Tình hình dịch bệnh: Trong tuần phát sinh 02 xã có dịch tả lợn Châu Phi mới (xã Thanh Hóa - Tuyên Hóa và xã Vạn Ninh - Quảng Ninh); phát sinh 01 ổ dịch bệnh lở mồm long móng tại thôn Cù Lạc 2, TT Phong Nha huyện Bố Trạch. Hiện các đơn vị đang tiêm phòng bao vây ổ dịch; đối với ổ dịch Cúm Gia cầm ở Lệ Thủy từ ngày 23/7/2022 đến nay chưa phát sinh thêm gia cầm mắc bệnh.

- Thủy sản: Về tình hình khai thác sản xuất:  Trong tuần, thời tiết thuận lợi nên các tàu hoạt động vùng khơi đa số đang khai thác ngoài biển; một số tàu làm nghề lưới vây, lồng bẫy đạt hiệu quả khai thác cao, trung bình tàu lưới vây từ 500 triệu đến 1,5 tỷ/tàu. Các tàu ven bờ và vùng lộng khai thác bình thường, sản lượng đạt khá cao. Sản phẩm khai thác chủ yếu là cá nục, mực, ghẹ…

- Về tình hình nuôi trồng thủy sản: Trong tuần các hộ nuôi thủy sản tiếp tục thả nuôi tại các vùng nuôi trồng thủy sản không bị ảnh hưởng của mưa lũ (vùng nuôi tôm trên cát), tiếp tục chăm sóc, quản lý thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm và tiến hành thu hoạch đối với những diện tích, lồng nuôi thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm.

- Xây dựng NTM: Hiện tại, ngoài xã Cao Quảng chưa xác định rõ tiêu chí bị sụt giảm, 4 xã (Mỹ Trạch, Quảng Thạch, Tân Hóa, Yên Hóa) đã rà soát và đều sụt giảm 3-5 tiêu chí/xã. Các tiêu chí còn lại đều là tiêu chí khó như Y tế, Môi trường và ATTP, Nhà ở dân cư, Tổ chức sản xuất… Hiện nay các văn bản pháp lý, hướng dẫn triển khai các nội dung thành phần của chương trình, chỉ tiêu về NTM chậm ban hành nên các địa phương gặp nhiều khó khăn để cụ thể hóa và áp dụng thực hiện. Hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu NTM 2021- 2025 đều là những xã khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khó thu hút đầu tư phát triển và huy động nguồn lực xã hội hóa. Trong điều kiện nguồn vốn Trung ương, tỉnh chưa được phân bổ, các chơ chế chính sách giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thiện, Bộ tiêu chí mới có nhiều tiêu chí khó, thời gian rà soát và thực hiện theo Bộ tiêu chí ngắn nên khả năng các xã hoàn thành Bộ tiêu chí theo đúng lộ trình, kế hoạch là rất khó.

* Thu ngân sách: Dự toán thu năm 2022 Bộ Tài chính giao cho Cục Thuế tỉnh Quảng Bình là 4.782 tỷ đồng, trừ đất là 2.582 tỷ đồng. Sau khi xem xét các yếu tố, HĐND, UBND tỉnh giao dự toán là 5.600 tỷ đồng, trừ đất là 2.656 tỷ đồng.

Kết quả thu ngân sách lũy kế đến ngày 04 tháng 8 được 5.507,6 tỷ đồng, đạt 115,2% dự toán trung ương giao, 98,4 dự toán tỉnh giao. Nếu trừ thu tiền sử dụng đất thu được 1.715,5 tỷ đồng, đạt 66,4% dự toán trung ương giao, 64,6% dự toán tỉnh giao.

So với dự toán tỉnh giao năm: Có 10/15 khoản thu đạt và vượt tiến độ dự toán (58,3%)[2] còn lại 5 khoản thu chưa đạt tiến độ của dự toán năm.

* Giao thông Vận tải: Ngày 29/7/2022, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Bình về việc bổ sung thêm tần suất đường bay Hà Nội – Đồng Hới để phục vụ nhu cầu khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Quảng Bình tăng cao trong giai đoạn hè. Theo đó, giai đoạn từ 01/8/2022 – 29/10/2022, Tổng Công ty Hàng không sẽ bổ sung 07 chuyến khứ hồi/tuần đối với chặng bay Hà Nội – Đồng Hới, nâng tổng số chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Đồng Hới lên 21 chuyến/tuần (14 chuyến/tuần khai thác bởi Vietnam Airline và 07 chuyến/tuần khai thác bởi Pacific Airline).

* Y tế: Tại Việt Nam, đến nay Bộ Y tế chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tuy nhiên, nguy cơ bệnh Đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta do sự giao lưu đi lại thuận tiện và ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 03/8/2022, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ để chủ động kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa sự phát sinh và lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

  * Du lịch: Ngày 05/8/2022, tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc về hợp tác, phát triển du lịch giữa 02 tỉnh Quảng Bình và tỉnh Đắk Lắk. Những nội dung trao đổi tại buổi làm việc là bước khởi đầu việc tiếp tục tăng cường hợp tác, phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa 02 địa phương cũng như các tỉnh trên con đường di sản miền Trung và các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối 02 vùng động lực phát triển du lịch của cả nước.

Trong tuần, Sở Du lịch tham gia hướng dẫn, quản lý hoạt động và lên kế hoạch giới thiệu, quảng bá Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung trong thời gian đoàn phóng viên thuộc Công ty sản xuất chương trình truyền hình Wolvvs (Hoa Kỳ) thực hiện phóng sự quảng bá về hang Sơn Đoòng từ ngày 06/8/2022 đến ngày 15/8/2022.

4. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Tiếp tục được giữ vững, ổn định. Nổi bật, Công an huyện Bố Trạch phối hợp với phòng PA05 đấu tranh, phá thành công chuyên án ”TLN7” đấu tranh, kết luận 06 đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hơn 16 tỷ đồng.

Trong tuần xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông đường bộ, chết 03 người, bị thương 02 người. Đuối nước 02 vụ, chết 03 người.

5. Báo cáo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, nhiệm vụ trọng tâm

* Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình:

- Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB):

+ Công tác bàn giao mốc GPMB: Đến nay, mốc GPMB đã được bàn giao với chiều dài L= 79,5km/80km (đạt 99,4%); còn 500m đoạn qua thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch chưa hoàn thành.

+ Công tác trích đo, kiểm đếm tại thực địa đối với các đoạn đã bàn giao mốc GPMB: Đã hoàn thành công tác đo đạc hiện trường 80km/80km chiều dài tuyến (đạt 100%); thực hiện kiểm kê tài sản trên đất được 66,9km/80km chiều dài tuyến (đạt 83.6,6%).

+ Công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB: UBND các huyện, thị xã và thành phố đã tiến hành chi trả tiền bồi thường GPMB được 28,6/80km (đạt 35,8%).

- Công tác thi công xây lắp:

+ Đoạn Nam Ròon - Quảng Phúc: Gói thầu Xây lắp XL01 (Km0-Km11) và Gói thầu Xây lắp XL02 (Km11-Km17): Đã lựa chọn xong nhà thầu thi công; đang tập kết thiết bị, máy móc để triển khai thi công trên hiện trường. Gói thầu XL03 (Km17+00-Km21+905): Đang thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công.

+ Đoạn Nam cầu Lý Hòa - Quang Phú (gói thầu Xây lắp 04): Tại cầu Sông Dinh đã thi công hoàn thành mố M1, trụ T1, trụ T2, trụ T3, trụ T4, trụ T6 và 22/35 phiến dầm I33m (tăng 01 trụ và 01 dầm so với tuần trước); triển khai thi công cấu kiện đúc sẵn, đắp nền đường 1,4km.

+ Đoạn Hà Trung - Hải Ninh (gói thầu Xây lắp 05): Tại cầu Km5+100 đã thi công xong 05/05 cọc khoan nhồi mố M1và 05/05 cọc khoan nhồi mố M2; tại cầu Km3+390 đã hoàn thành 04/10 cọc khoan nhồi mố (tăng 04 cọc so với tuần trước); tại cầu Km21+412,7 và cầu Km22+611,56 đã hoàn thành san ủi mặt bằng, đường công vụ thi công; đang triển khai thi công phần đường đoạn 1,9km đã được bàn giao mặt bằng.

+ Đoạn Hải Ninh - Mạch Nước (gói thầu Xây lắp 06): Tại cầu Km30+576 đã thi công hoàn thành mố M1, trụ T1, mố M2 và 15 phiến dầm (tăng 02 dầm so với tuần trước); tại cầu Km28+671 đã thi công xong 05/05 cọc khoan nhồi mố M1 và 03/03 cọc khoan nhồi trụ T1, 05/05 cọc khoan nhồi mố M2 và 16/24 phiến dầm (tăng 06 dầm so với tuần trước); tại cầu Km28+101,47 đã hoàn thành 05/05 cọc khoan nhồi mố M2, 03/03 cọc khoan nhồi trụ T1 và 01/05 cọc mố M1.

- Về tình hình giải ngân: Năm 2022, Dự án được bố trí kế hoạch vốn 964,547 tỷ đồng; đến nay đã giải ngân được 308,110 tỷ đồng (tăng 64,848 tỷ đồng so với tuần trước). Sở GTVT đang chỉ đạo Ban QLDA khẩn trương hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán các hạng mục công việc đã thực hiện hoàn thành.

* Công tác phối hợp triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình:

- Về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng GPMB các địa phương và kế hoạch thực hiện: UBND các huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và Hội đồng GPMB để triển khai thực hiện.

- Công tác bàn giao mốc GPMB: Đến nay, mốc GPMB đã được bàn giao với chiều dài L= 125,86km/125,86km (đạt 100%).

- Về bàn giao tim tuyến: Đã bàn giao tim tuyến toàn tuyến với tổng chiều dài L= 125,86km/125,86km (đạt 100%).

- Công tác trích đo, kiểm đếm tại thực địa đối với các đoạn đã bàn giao mốc GPMB: Đã thực hiện trích đo hoàn thành 125,86/125,86km các đoạn đã được bàn giao mốc GPMB (đạt 100%); đã kiểm đếm tài sản trên đất được 99,36km/125,85km chiều dài tuyến (đạt 78,94%) (tăng 18,88 km so với tuần trước).

* Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu Dự án thành phố Đồng Hới (vốn WB)

Dự án bao gồm 18 gói thầu sử dụng nguồn vốn ODA, đã hoàn thành đấu thầu và ký kết hợp đồng 15 gói thầu, trong đó có 09 gói thầu xây lắp, 01 gói thầu thiết bị và 04 gói thầu tư vấn với tổng giá trị là 680.385 tỷ đồng. Hiện còn 03 gói thầu (01 gói thầu tư vấn và 02 gói thầu xây lắp) đang trong quá trình chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Về nguồn vốn được cấp và giải ngân năm 2022

- Nguồn vốn ODA: 388,656 tỷ đồng, đã giải ngân đến ngày 05/8/2022: 37,329 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 9,6%.

-  Nguồn vốn đối ứng: 58,500 tỷ đồng, đã giải ngân đến ngày 5/8/2022: 2,391 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 4,08%.

* Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới (vốn ADB):

Ban QLDA đã hoàn thành công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng 11 gói thầu sử dụng vốn ODA, gồm 06 gói thầu xây lắp, 01 gói thầu thiết bị và 04 gói thầu tư vấn (trong đó 09 gói thầu sử dụng vốn vay và 02 gói thầu sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại). Hiện nay đã thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng trên 90% diện tích Dự án

Về nguồn vốn được cấp và giải ngân năm 2022:

- Nguồn vốn ODA: 155 tỷ đồng, đã giải ngân đến ngày 05/8/2022: 18,830 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 12,15%.

- Nguồn vốn đối ứng: 66,511 tỷ đồng. Đã giải ngân đến ngày 05/8/2022: 4,720 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 7,1%.

* Tình hình triển khai 09 dự án trọng điểm khởi công mới năm 2021: Trong tuần, có 03 dự án có tiến độ thực hiện và cập nhật số liệu giải ngân, cụ thể:

(1) Đường từ Tỉnh lộ 561 đi cầu Sông Trước, thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch (Giai đoạn 1): Dự án đã phê duyệt PA GPMB và chi trả xong đợt 1 với số tiền 7,251 tỷ đồng; đã kiểm đếm áp giá, đang tiến hành thông qua PA GPMB đợt 2.

(2) Đường nối từ Quốc lộ 1A đến Quảng trường biển xã Ngư Thuỷ Bắc, huyện Lệ Thuỷ: Dự án đang tiến hành triển khai thi công các hạng mục: Bốc phong hóa, thi công đúc ống cống hệ thống thoát nước và hạng mục đắp đất nền đường K95 và thi công hạng mục di dời hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chuẩn bị thi công đắp đất nền đường và thi công hệ thống thoát nước. Dự án đã giải ngân 40,320 tỷ đồng/70,917 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

(3) Tuyến đường liên xã phía tây thị trấn Đồng Lê: Đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Phê duyệt Báo cáo NCKT, phê duyệt TKBVTC + Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu 02 gói thầu xây lắp.

Về công tác GPMB: Hiện đã hoàn thành công tác GPMB phần công trình đi qua địa bàn xã Sơn Hóa. (Đang tổ chức công khai phương án bồi thường phần công trình đi qua địa bàn TT Đồng Lê).

Về tiến độ thi công: Gói 1 đang GPMB; Gói 2: Đã bàn giao mặt bằng thi công tháng 7; đã bóc phong hóa được 1,7km, hiện đang tiếp tục bóc phong hóa và đắp, đào nền đường. Dự án đã giải ngân 31,396 tỷ đồng/54 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

* Tình hình triển khai 15 dự án trọng điểm khởi công mới trong năm 2022: Trong tuần, có 11 dự án có tiến độ thực hiện, cụ thể:

(1) Dự án thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu: Ngày 26/7/2022, HĐND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 72/NQ-HĐND. Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Văn bản lấy ý kiến của các Sở, Ngành, địa phương liên quan về việc góp ý đối với nhiệm vụ QHCT Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư công trình Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu, tỷ lệ 1/500.

(2) Đường và cầu vượt đường sắt trung tâm thành phố Đồng Hới: Hiện nay, các đơn vị tư vấn đang triển khai công tác trích đo, cắm cọc GPMB; Sở GTVT đã phê duyệt BVTC của gói thầu XL13- xây lắp phần cầu và đang lựa chọn nhà thầu xây lắp gói XL13; đang tiếp tục thẩm định duyệt các Hồ sơ thiết kế BVTC và Dự toán các gói thầu còn lại và hồ sơ thiết kế các hạng mục di dời công trình Hạ tầng kỹ thuật (lưới điện, thông tin liên lạc, thông tin tín hiệu đường sắt, cấp nước sinh hoạt) và đang triển khai thi công RPBM, vật nổ.

Dự án đã giải ngân 1,569 tỷ đồng/ 25,6 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

(3) Hệ thống đường nối từ trung tâm thành phố đi sân bay Đồng Hới: Đã có báo cáo thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của Sở Xây Dựng tỉnh Quảng Bình. Đã trình phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán ở phòng Quản lý đô thị TP Đồng Hới theo tờ trình số: 458/TTr-BQL ngày 29/07/2022.

(4) Cầu Lộc Thủy-An Thủy và đường hai đầu cầu: Dự án đã ký kết hợp đồng xây lắp, đã tiến hành bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình. Dự án đã giải ngân 22,4 tỷ đồng/22,4tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

(5) Hạ tầng tuyến đường chính từ Trung tâm huyện Quảng trạch kết nối với Tỉnh lộ 22: Đang trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói giám sát thi công. Đã ký hợp đồng xây lắp và đang chuẩn bị để triển khai thi công.

Về công tác GPMB: Đơn vị tư vấn đã tiến hành thực hiện công tác trích đo địa chính, cắm mốc phạm vi giải phóng mặt bằng phục vụ công tác thu hồi đất, GPMB dự án, đang trình hồ sơ trích đo. Dự án đã giải ngân 15,066 tỷ đồng/17,6 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

(6) Tuyến đường Phú Hải - Lương Ninh: Sở KH&ĐT đã có Quyết định phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ gói thầu Tư vấn giám sát; phê duyệt chỉ định thầu gói thầu Kiểm định chất lượng công trình. Đã ký hồ sơ trích đo khu vực huyện Quảng Ninh (74 hộ/104 hộ). Dự án đã giải ngân 2,882 tỷ đồng/24 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

(7) Sửa chữa nâng cấp các hồ đập xung yếu tỉnh Quảng Bình

- Dự án thành phần 2: Sữa chữa Hồ Nước Sốt và Khe Mái, huyện Quảng Trạch: Đang tiến hành lựa chọn Nhà thầu xây lắp và nhà thầu Tư vấn giám thi công xây dựng công trình. Dự kiến ký HĐ xây lắp tháng đầu tháng 8/2022.  Hồ sơ trích đo đã được Sở Tài nguyên ký duyệt. Đang làm tờ trình đề nghị thông báo thu hồi đất.

- Dự án thành phần 7: Sửa chữa, nâng cấp cụm hồ chứa nước Cổ Hụ, Ô Rô và Văn Minh, huyện Lệ Thủy: Dự án đã lựa chọn được đơn vị thi công xây dựng công trình, đã bàn giao mặt bằng thi công

(8) Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình (CDC): Dự án đã giải ngân 1,960 tỷ đồng/24 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

(9) Dự án Trung tâm văn hóa huyện Tuyên Hóa: Dự án đã phê duyệt BCNCKT dự án. Đã lựa chọn xong nhà thầu tư vấn lập TK BVTC, đang thẩm định BC NCKT điều chỉnh.

[1] Cụ thể diện tích gieo trồng một số cây chủ yếu như sau: Cây ngô 530 ha, tăng 3,92% cùng kỳ, tổng diện tích gieo trồng đến nay là 4.450/4.800ha, giảm 3,02% cùng kỳ; cây khoai lang 570 ha, tăng 5,6%; cây sắn 6.420 ha, tăng 2,2%; cây lạc 490 ha, tăng 3,2%,

[2] là thu từ khu vực DNNN, thuế TNCN, Thu lệ phí trước bạ; Thu phí và lệ phí; Thuế SDĐPNN; tiền thuê đất; thu tiền SDD, xổ số kiến thiết, thu khác ngân sách; thu hoa lợi công sản

Nguồn: Báo cáo số: 222/BC-UBND ngày 08/08/2022

Các tin khác

05