Bản tin phục vụ Lãnh đạo ngày 12/4/2024

Font size : A- A A+

GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

1.        ADB khuyến nghị giải pháp thúc đẩy đầu tư công

2.        Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

3.        Hà Tĩnh: Phê bình huyện Lộc Hà và TX Hồng Lĩnh vì chậm giải phóng mặt bằng

4.        Phú Yên: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

KINH TẾ - ĐẦU TƯ

5.        Hải Dương đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp

6.        Ninh Bình đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

7.        Ninh Bình: Xử lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm tiến độ

8.        Lâm Đồng: Hơn 400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đầu năm 2024

QUẢN LÝ

9.        Vi phạm quy hoạch xây dựng tại nhiều địa phương

10.     Cần Thơ sẽ thí điểm kiểm tra, sát hạch định kỳ năng lực cán bộ xã, phường

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

11.     Quảng Ngãi: Nhận hối lộ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị bắt

12.     Bình Thuận: Hai lãnh đạo trung tâm đăng kiểm bị bắt

13.     Gia Lai: Nhận tiền để làm nhanh hồ sơ, hai cán bộ bị công an tạm giữ

THẾ GIỚI

14.     Thái Lan phát 14 tỉ USD cho người dân để kích thích phát triển kinh tế

15.     Hong Kong (Trung Quốc) hướng tới đổi mới sáng tạo công nghệ

 

GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

ADB khuyến nghị giải pháp thúc đẩy đầu tư công

Tại buổi họp báo thông tin về Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức sáng 11/4, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, ông Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh, dù Chính phủ đã nỗ lực thúc đẩy và từng bước giải quyết câu chuyện chậm triển khai các công trình, dự án đầu tư công, song tiến triển đạt được là chưa đủ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng 1% trong giải ngân vốn đầu tư công tương ứng với mức tăng 0,058% GDP. Ngoài ra, cứ 1 đồng vốn đầu tư công được giải ngân sẽ kích thích 1,61 đồng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước. Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch luôn ở mức thấp, dao động quanh mức 80% hàng năm. 

Nhìn vào thực tế, ông Hùng phân tích, đầu tiên phải kể tới là các dự án được phê duyệt với ngân sách được phân bổ đôi khi chưa sẵn sàng để triển khai, gây ra tình trạng chậm trễ kéo dài. Nhiều dự án đang đòi hỏi cơ chế hoạt động và việc chuẩn bị phải cơ bản, như nghiên cứu khả thi, thu xếp giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mua sắm đấu thầu song song với thủ tục phê duyệt dự án.

Dự án có tính sẵn sàng cao sẽ dễ dàng đẩy nhanh tiến độ triển khai và giúp giảm thiểu tình trạng đội vốn. Vì lẽ đó, muốn hay không thì rất cần cách tiếp cận mới mẻ và có hệ thống, nhằm cải thiện tính sẵn sàng của dự án. Điều này chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể hiệu quả thực hiện.

Bên cạnh đó, các dự án đôi khi cần thay đổi thiết kế hoặc ngân sách ngay cả sau khi được phê duyệt và phân bổ ngân sách. Điều này có thể gây gián đoạn kéo dài trước khi có thể bắt đầu hoạt động dự án. Một trở ngại lớn cho việc chuẩn bị các dự án kịp thời và có chất lượng là sự phức tạp của các quy định, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

Sự cứng nhắc này là một thách thức quan trọng trong tình huống thị trường có biến động. Giá cả tăng cao do thiếu nguyên liệu và đầu vào cho sản xuất. Điều này xảy ra do những hạn chế pháp lý nên dẫn đến chi phí cao hơn, buộc phải đàm phán lại hợp đồng hoặc cần thêm kinh phí và phê duyệt bổ sung...

Ngoài ra, sự phối hợp yếu kém giữa đầu tư công và quy trình dẫn tới phân bổ ngân sách chậm và không đủ. Thách thức cấp bách từ sự chênh lệch giữa ngân sách được phân bổ và nhiệm vụ đầu tư thường dẫn tới việc thiếu hụt ngân sách và chậm trễ trong triển khai dự án - ngân sách có thể không được phân bổ một cách tối ưu cho những lĩnh vực ưu tiên đã xác định, dẫn đến không tận dụng tối đa hiệu quả nguồn lực. Điều này làm hạn chế tiến độ dự án và hiệu quả sử dụng vốn.

Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong phân bổ và giải ngân ngân sách. Điều này thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn giữa chính quyền Trung ương và địa phương, xác định ưu tiên cho dự án dựa trên tác động và tính sẵn sàng, đồng thời thực hiện các cơ chế giám sát nghiêm ngặt để bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả với hiệu suất cao.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, hiệu quả của các biện pháp này dường như bị hạn chế. Sự chênh lệch giữa năng lực thực thi ở các cấp chính quyền khác nhau cho thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường quy trình phân bổ vốn và xây dựng năng lực của chính quyền địa phương.

Việc phân cấp nhiệm vụ đầu tư công và trách nhiệm tài khóa đang diễn ra đã bộc lộ những điểm yếu trong việc giải quyết các thách thức liên tỉnh hoặc liên vùng. Quy trình ngân sách nên được điều chỉnh để cho phép sự linh hoạt, mà sẽ hiệu quả hơn ở cấp bất kỳ từ Trung ương đến tỉnh, thành phố nhằm đóng góp nguồn lực cho một dự án được điều phối cấp khu vực.

Năm 2024, đầu tư công sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Sau khi Quốc hội phê duyệt ngân sách, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch phân bổ 688,5 nghìn tỷ đồng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp chính sách khác nhau để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu quả thực thi. Những biện pháp này bao gồm một loạt các nghị quyết và chỉ thị tập trung vào các khía cạnh khác nhau của giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, để duy trì tiến độ, chuyên gia ADB cho rằng, cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định để có thể thực hiện thành công. Bằng cách chủ động khắc phục những trở ngại này một cách toàn diện trong suốt chu trình dự án, Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng của các sáng kiến đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. (TTXVN/Bnews.vn 11/4, Ngọc Quỳnh)Về đầu trang

Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, bên cạnh những kết quả đã đạt được, một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, thậm chí chưa giải ngân.

Theo đó, tính đến ngày 31/3, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân 708,362 tỉ đồng, đạt 15,3% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 đạt 7,01%). Trong đó, một số nguồn vốn đạt khá như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (56,26%), nguồn thu xổ số kiến thiết (37,53%), nguồn thu sử dụng đất (30,99%). Có 18/68 địa phương, đơn vị, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trong quý I đạt kết quả khá (trên 30%).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đối với một số nguồn vốn còn chậm như nguồn vốn nước ngoài (0%); có 36/68 đơn vị giải ngân còn chậm (dưới 10%), trong đó có 21 cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân (0%).

Trong đó có một số đơn vị có kế hoạch giao lớn nhưng chưa giải ngân như: Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (kế hoạch giao 50 tỉ đồng), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (38,5 tỉ đồng), Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An (37,097 tỉ đồng), Công an tỉnh (33,9 tỉ đồng), Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An (33,1 tỉ đồng), Trường Cao đẳng Việt - Đức (21,589 tỉ đồng), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (12 tỉ đồng)...

Công tác giao kế hoạch đầu tư công năm 2024 được tỉnh Nghệ An triển khai kịp thời. Đến nay, đã hoàn thành giao chi tiết 100% kế hoạch vốn cho các dự án để triển khai thực hiện. Sau khi giao kế hoạch, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, thành lập các tổ công tác và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan theo dõi từng dự án; chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch và cam kết giải ngân hàng tháng; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát và tổng hợp tình hình thực hiện và giải ngân của từng đơn vị định kỳ 10 ngày một lần.

Năm 2023, Nghệ An đã giải ngân vốn đầu tư công 8.586,774 tỉ đồng/kế hoạch 8.585,59 tỉ đồng, đạt 95,05% kế hoạch giao đầu năm, hoàn thành mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. (Laodong.vn 11/4, Quang Đại)Về đầu trang

Hà Tĩnh: Phê bình huyện Lộc Hà và TX Hồng Lĩnh vì chậm giải phóng mặt bằng

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản phê bình UBND huyện Lộc Hà và UBND thị xã Hồng Lĩnh vì chậm trong giải phóng mặt bằng, đồng thời yêu cầu khẩn trương hoàn thành, bàn giao mặt bằng theo thời gian được ấn định.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh khẩn trương xử lý dứt điểm vướng mắc, hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình thuộc Dự án BIIG2 Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, hiện một số công trình trên địa bàn huyện Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được xử lý, chưa bàn giao hết mặt bằng thi công cho chủ đầu tư. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến giải ngân nguồn vốn đầu tư, tiến độ thi công, hiệu quả của dự án, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và uy tín của tỉnh đối với các nhà tài trợ nước ngoài.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn, đảm bảo hiệu quả đầu tư, đặc biệt không để bị thu hồi vốn, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu UBND thị xã Hồng Lĩnh khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tuyến đường Trục chính trung tâm thị xã Hồng Lĩnh, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trước ngày 15/4.

UBND huyện Lộc Hà khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nước sạch một số xã thuộc các huyện Can Lộc - Lộc Hà, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trước ngày 15/4.

Trường hợp để chậm tiến độ, không hoàn thành dự án theo yêu cầu, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hệ lụy nếu có. (Laodong.vn 11/4, Trần Tuấn)Về đầu trang

Phú Yên: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Quý I năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Phú Yên đạt mức thấp. Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tỉnh sẽ kịp thời điều chuyển vốn ở những dự án không thực hiện sang các dự án có khả năng thực hiện tốt.

Ngay từ đầu năm nay, tỉnh Phú Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư công phù hợp với nguồn lực thực tế, tổng nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh năm 2024 được giao hơn 3.100 tỷ đồng. Tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu xây dựng. Tính đến ngày 31/3/2024, tỉnh Phú Yên đã giải ngân hơn 292 tỷ đồng, đạt 7,19% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn mức bình quân chung cả nước.

Ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho rằng, việc giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp có trách nhiệm từ tỉnh đến địa phương, nhất là người đứng đầu. Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu Bí thư các huyện ủy, thành ủy, thị ủy phải vào cuộc cùng với lãnh đạo UBND các địa phương để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng tái định cư.

Ông Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt hơn: “Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và Sở Tài chính phải cân đối nguồn lực về cho các chủ đầu tư và các địa phương chủ động điều chỉnh ngay từ đầu năm hoặc từ quý II năm nay. Tránh tình trạng cuối năm mới điều chỉnh, cuối cùng không giải ngân được nữa. Đơn vị tiêu tiền được thì không có tiền, đơn vị không giải ngân được thì lại có tiền. Dự án nào không thực hiện được thì điều chỉnh sang các dự án có khả năng thực hiện và một số dự án quan trọng cấp bách mà có nhu cầu về vốn nhưng chưa có vốn”. (VOV.vn 11/4, Thanh Thắng)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ

Hải Dương đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 10/4, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức cuộc họp nhằm đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo thông tin tại cuộc họp, hiện nay doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng tạo giảm lãi suất cho vay trung hạn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án.

Bên cạnh đó, đề nghị ngành thuế kiến nghị lên cơ quan thẩm quyền cấp trên xem xét điều chỉnh lãi suất chậm nộp để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh sớm giải quyết hồ sơ gia hạn thực hiện dự án đối với một số dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân nhấn mạnh, với mục tiêu đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đề nghị hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng cho vay có hiệu quả, tập trung vốn tín dụng phát triển ngành nghề và lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, tiếp tục chính sách cho vay với lãi suất thấp; rà soát quy trình tín dụng, đơn giản hóa quy trình cho vay, tiết giảm các chi phí, giảm lãi suất, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Ngành ngân hàng cũng cần tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì và đẩy mạnh các chính sách tín dụng kết nối để khơi thông dòng vốn, linh hoạt trong áp dụng lãi suất.

Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội địa phương để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chính sách tín dụng phù hợp; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ tốt hơn cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn. Đồng thời, cũng đề nghị các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện đúng cam kết với các ngân hàng trong quá trình vay vốn.

Với cho vay lĩnh vực bất động sản, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề nghị ngành ngân hàng rà soát các dự án, phân loại để kịp thời có các giải pháp tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp; kịp thời cung ứng vốn đối với các dự án đủ điều kiện.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương giao các sở, ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng, phối hợp với ngành thuế động viên và đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính, tập trung hướng dẫn các chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ chi trả giải phóng mặt bằng; xem xét sớm nghiệm thu các hạng mục kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị để các nhà đầu tư đủ điều kiện bán hàng, thu hồi vốn; nghiên cứu tháo gỡ về mặt pháp lý cho các dự án bất động sản; phối hợp để tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất… (TTXVN/Bnews.vn 11/4, Mạnh Minh)Về đầu trang

Ninh Bình đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển hướng phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Định hướng thời gian tới của Ninh Bình là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và động lực để đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững, với tầm nhìn đến năm 2030 là tỉnh khá, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng...

Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Ninh Bình Nguyễn Toàn Thắng cho biết, năm 2024, đơn vị tập trung tham mưu với UBND tỉnh đặt hàng Bộ KH&CN các nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH-CN thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, đưa vào thực hiện năm 2025; thực hiện tốt các nhiệm vụ KH-CN; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH-CN tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác tối đa các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển.

Mới đây, phát biểu tại cuộc làm việc giữa đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình với Bộ TT&TT về đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư để tỉnh trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Ninh Bình phải mạnh dạn đi trước, làm trước để tạo đột phá.

Theo đó, cần tăng ngân sách cho các sản phẩm mới, công nghệ mới, tạo ra thị trường hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp số, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về đầu tư, tìm kiếm cơ hội phát triển; quan tâm đầu tư một số yếu tố nền tảng, hạ tầng, nguồn nhân lực... Đặc biệt, yếu tố quan trọng có tính quyết định để Ninh Bình trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo là phải có lãnh đạo số để dẫn dắt toàn bộ quá trình phát triển. (Qdnd.vn 11/4, Khánh An)Về đầu trang

Ninh Bình: Xử lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm tiến độ

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao UBND các huyện, thành phố và các sở ngành có liên quan, phối hợp để xử lý đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước có thời gian hoàn thành trong năm 2023 và các dự án chậm tiến độ đã kiểm tra các năm 2018 - 2022.

Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng chục dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước đang bị chậm tiến độ so với giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong đó có những dự án đã được kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành thủ tục, đẩy nhanh tiến độ từ những năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, ngày 27/3, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ các nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, tuân thủ quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xử phạt vi phạm hành chính việc nhà đầu tư thực hiện dự án chậm tiến độ, không theo đúng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đồng thời, giao UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. (Laodong.vn 11/4, Nguyễn Trường)Về đầu trang

Lâm Đồng: Hơn 400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đầu năm 2024

Chiều 10/4, ông Ngô Văn Ninh - Chánh văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng đã thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Lâm Đồng quý I.2024.

Trong quý I/2024, toàn tỉnh có 277 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.138 tỉ đồng, giảm 10,4% về số doanh nghiệp và giảm 38,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 440, tăng 37,5% so với cùng kỳ; có 73 doanh nghiệp giải thể, tăng 40,4% so với cùng kỳ; có 157 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 36,5% so với cùng kỳ…

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay, trong quý I, thu hút đầu tư trên địa bàn Lâm Đồng tiếp tục gặp khó. Tỉnh không có dự án đầu tư cấp mới; có 7 dự án được điều chỉnh nội dung đầu tư gồm 4 dự án trong khu công nghiệp, 3 dự án ngoài khu công nghiệp; 3 dự án chấm dứt hoạt động đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 57 tỉ đồng.

Bên cạnh những khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp tại Lâm Đồng tăng 0,3%, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 222,1 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Du lịch tiếp tục là điểm sáng của Lâm Đồng. Quý I.2024, Lâm Đồng ước đón 2.380 ngàn lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đến 31.3.2024 ước đạt hơn 4,2 nghìn tỉ đồng, bằng 29,9% dự toán địa phương, tăng 2,7% so với cùng kỳ.

Về giải ngân đầu tư công, ước đến ngày 31.3.2024 Lâm Đồng giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 630 tỉ đồng/6.940,487 tỉ đồng, đạt 9,1% kế hoạch, tăng 0,6% so với cùng kỳ. (Laodong.vn 10/4)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Vi phạm quy hoạch xây dựng tại nhiều địa phương

Các kết quả thanh tra thời gian qua chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quản lý quy hoạch, xây dựng tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nam Định, Kiên Giang, Nghệ An, Hà Nội. Việc buông lỏng quản lý quy hoạch xây dựng dẫn đến thực trạng tại một địa bàn, chỉ trong một thời gian ngắn có hàng nghìn trường hợp vi phạm về lĩnh vực xây dựng và đất đai.

Một vụ việc điển hình là Thanh tra TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) vừa ban hành Kết luận thanh tra số 01 năm 2024 về việc thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, đồng thời kiến nghị nhiều biện pháp xử lý.

Kết luận chỉ ra các quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 hạ tầng khu dân cư, thương mại và tái định cư 6,3ha tại phường Bửu Long; quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu dân cư phục vụ tái định cư phường Tam Hiệp được phê duyệt không phù hợp với quy hoạch chung TP Biên Hòa.

Đáng chú ý, một số đồ án chưa thực hiện cắm mốc giới và quản lý mốc giới ngoài thực địa; không có hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới và hồ sơ cắm mốc giới quy hoạch xây dựng theo quy định; thực hiện cắm mốc giới quy hoạch kết hợp cắm mốc giới dự án là chưa phù hợp quy định. Các đồ án được phê duyệt từ năm 2020 - 2021 nhưng đến thời điểm thanh tra vẫn chưa triển khai thực hiện.

Trong kỳ thanh tra, trên địa bàn TP Biên Hòa có 1.764 trường hợp vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng và đất đai. Kiểm tra thực tế tại 10 phường, đoàn thanh tra nhận thấy, việc khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm vẫn chưa được quan tâm thực hiện, còn tới 216/462 trường hợp chưa được khắc phục hậu quả.

Trên địa bàn cấp huyện, trong thời gian từ ngày 1/1/2015 – 31/12/2022, Thanh tra tỉnh Nam Định chỉ ra UBND huyện Trực Ninh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, trình thẩm định và phê duyệt tổng số 43 đồ án quy hoạch xây dựng.

Nhưng trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã, UBND các xã Trực Tuấn, Trực Nội, Trực Khang chưa tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã Trực Tuấn thiếu sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện, bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng xã tỉ lệ thích hợp theo quy định của Bộ Xây dựng.

Khi các đồ án được phê duyệt, UBND huyện Trực Ninh và UBND 5 xã, thị trấn (Ninh Cường, Cát Thành, Trực Nội, Trực Khang, Trực Tuấn) cũng thực hiện việc đăng tải các đồ án quy hoạch chưa đảm bảo theo quy định.

Thậm chí, khi các quy hoạch được phê duyệt, UBND huyện Trực Ninh và UBND các xã, thị trấn Trực Khang, Trực Nội, Trực Tuấn, Ninh Cường, Cát Thành, Cổ Lễ cũng chưa triển khai công tác lập, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch, chưa thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa.

Với kết luận thanh tra trên đây, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, đồng thời yêu cầu UBND 7 phường kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với một số trường hợp vi phạm nhưng chưa xử lý khắc phục hậu quả.

Chủ tịch UBND TP Biên Hòa cũng giao Chủ tịch UBND 30 phường, xã rà soát, phát hiện các trường hợp vi phạm quy hoạch để tham mưu xử lý theo thẩm quyền; khẩn trương thực hiện khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm đã xử lý.

Để tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, thông tin từ Bộ Xây dựng ngày 9.4 cho hay, trong công văn mới đây, bộ này lưu ý các địa phương công tác quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.

Đối với công trình đã thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng mà chủ đầu tư (chủ nhà) sửa chữa, cải tạo, chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ phải kiểm tra việc xin giấy phép sửa chữa, cải tạo theo quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy...

Trong công văn vừa gửi các địa phương, Bộ Xây dựng cũng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự xây dựng; kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm; tổ chức cưỡng chế, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn tồn đọng theo quy định. Các kết quả thanh tra, kiểm tra báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 1/5/2024. (Laodong.vn 11/4, Cẩm Hà)Về đầu trang

Cần Thơ sẽ thí điểm kiểm tra, sát hạch định kỳ năng lực cán bộ xã, phường

Kiên quyết không bố trí những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh theo quy định. Xây dựng nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức ở địa phương theo tinh thần “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ…

Đó là một trong những nội dung thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024-2030, vừa được UBND Thành phố ban hành.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, có 100% cán bộ cấp xã phải được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Trong đó, có 100% cán bộ thuộc diện quận/huyện ủy quản lý đạt trình độ từ đại học trở lên.

100% công chức chuyên môn phải được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đại học phù hợp với vị trí việc làm. Trên 95% CBCC phải được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh quy định.

Đến năm 2025, phấn đấu có từ 15% và đến năm 2030 phấn đấu có từ 30% sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học loại giỏi trở lên, có độ tuổi dưới 30 được tuyển dụng mới để bổ sung, thay thế số lượng công chức chuyên môn nghỉ hưu, tinh giản, thôi việc...

Nhiều nhiệm vụ và giải pháp được đề ra để thực hiện đề án. Trong đó, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị và vị trí công tác, không chạy theo bằng cấp. Chỉ đưa vào quy hoạch hoặc giới thiệu để bầu vào chức danh cán bộ những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xây dựng văn hóa cán bộ theo cơ chế tăng cường tự phê bình và phê bình, nâng cao ý thức tự giác trong việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm để xây dựng thành nếp văn hóa ứng xử của CBCC ở địa phương theo tinh thần “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ.

Kiên quyết không bố trí những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh theo quy định. Tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng để mọi CBCC phát huy được sở trường và năng lực công tác. Tăng cường và đổi mới công tác luân chuyển CBCC từ cấp xã lên cấp huyện và ngược lại.

Thí điểm mô hình tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ về năng lực, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cấp xã. Phải có hình thức xử lý phù hợp, nghiêm minh đối với CBCC không có năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm những quy định trong thực thi nhiệm vụ… (Tienphong.vn 11/4, Cảnh Kỳ)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Quảng Ngãi: Nhận hối lộ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị bắt

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi về hành vi nhận hối lộ.

Tiếp đó, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi khởi tố bị can Trần Thạnh Nam - Phó Trưởng phòng Quản lý tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi về hành vi đưa hối lộ.

Trước đó, ngày 8/3, ông Hà Hoàng Việt Phương - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi cũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, quyết định khởi tố, bắt tạm giam tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. (Laodong.vn 11/4, Viên Nguyễn)Về đầu trang

Bình Thuận: Hai lãnh đạo trung tâm đăng kiểm bị bắt

Ngày 11/4, Nguyễn Đình Nhựt (27 tuổi) và Huỳnh Tấn Tài (36 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 86-02D) bị Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam về hành vi Nhận hối lộ.

Lê Hữu Trác, 32 tuổi, cựu nhân viên quản lý xe của Trung tâm Đào tạo Lái xe Thanh Long Đỏ, bị bắt về hành vi Đưa hối lộ.

Trong sáng 11/4, 4 tổ công tác của cơ quan điều tra đã đồng loạt thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở của các bị can tại xã Tân Lập (Hàm Thuận Nam), thị trấn Tân Nghĩa (Hàm Tân), xã Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc) và xã Đồng Kho (Tánh Linh).

Bước đầu cảnh sát xác định, từ 2020 đến 2022, Phó giám đốc Nhựt cùng cấp dưới là đăng kiểm viên Tài (lên chức Phó giám đốc cuối năm 2022) sau khi được liên hệ riêng, đã nhận tiền hối lộ của của cựu nhân viên Trung tâm Dạy nghề Lái xe Thanh Long Đỏ cùng các chủ phương tiện khác, để làm thủ tục cải tạo xe cơ giới không đúng quy định và kiểm định cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật – bảo vệ môi trường của 15 xe cơ giới.

Số tiền hối lộ vẫn chưa được công bố cụ thể. Vụ án đang được tiếp tục điều tra.

Năm ngoái, Công an tỉnh Bình Thuận đã ra thông báo kêu gọi các cá nhân có liên quan đến sai phạm trong hoạt động đăng kiểm tự thú, đầu thú, chủ động khai báo, tố giác tội phạm để được khoan hồng. Qua xác minh, cơ quan điều tra phát hiện có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đăng kiểm xe tại địa phương. (Vnexpress.net 11/4, Tư Huynh)Về đầu trang

Gia Lai: Nhận tiền để làm nhanh hồ sơ, hai cán bộ bị công an tạm giữ

Công an huyện Ia Grai vừa đã tạm giữ hai cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện để làm rõ việc nhận tiền của đối tượng môi giới, “cò” đất nhằm làm nhanh hồ sơ.

Hai cán bộ gồm: N.T.B.N và P.T.T, vụ việc đã được Công an huyện thông báo cho UBND huyện Ia Grai để tạm dừng công tác và không phân công nhiệm vụ cho 2 cán bộ trên.

UBND huyện Ia Grai cũng đã có văn bản đề nghị Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nội vụ huyện không giao nhiệm vụ cho hai cán bộ N và T để phục vụ công tác điều tra.

Thông tin ban đầu, một người đã 10 lần nhận tiền với tổng số tiền 25 triệu đồng, người còn lại nhận 5 lần, với tổng số tiền là 13,5 triệu đồng (mỗi lần nhận từ 1-2,5 triệu đồng) để làm nhanh hồ sơ. Riêng người môi giới, được xác định cư trú tại huyện Ia Grai. (Laodong.vn 11/4, Thanh Tuấn)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thái Lan phát 14 tỉ USD cho người dân để kích thích phát triển kinh tế

Theo Hãng tin Bloomberg, ngày 10/4, Hội đồng đặc biệt phụ trách chương trình ví tiền điện tử của Thái Lan đã thông qua phương án cấp vốn cho chương trình này. Đích thân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin là lãnh đạo hội đồng.

Theo kế hoạch chi tiết vừa được công bố, 50 triệu công dân Thái Lan trưởng thành, mỗi người sẽ nhận 10.000 baht (275 USD) để kích thích nền kinh tế từ quý 4-2024.

Tổng vốn của chương trình phát tiền này lên đến gần 14 tỉ USD, tương đương 2,9% GDP Thái Lan. Trong đó, 327,7 tỉ baht (9 tỉ USD) sẽ được trích từ ngân sách năm tài khoán 2024 và 2025, theo thư ký thường trực Bộ Tài chính Thái Lan Lavaron Sangsnit.

172,3 tỉ baht (4,73 tỉ USD) còn lại sẽ trích từ quỹ của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông thôn. Chính ngân hàng quốc doanh này sẽ trao tiền trực tiếp cho 17 triệu nông dân Thái Lan.

Phương án cấp vốn này thay thế cho đề xuất vay một lần 500 tỉ baht từng được Chính phủ Thái Lan đề xuất với Quốc hội.

Kế hoạch trao tiền cho người dân là một trong những chương trình mũi nhọn được Đảng Pheu Thai - đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền ở Thái Lan - hứa hẹn với người dân nước này trong giai đoạn vận động tranh cử.

Đảng này khẳng định đây không phải là chương trình hỗ trợ tiền cho người dân nghèo. Thay vào đó, chương trình này nhằm bơm tiền vào nền kinh tế để kích thích sự phát triển của cả nước.

Người dân Thái Lan sẽ nhận tiền qua nền tảng ví điện tử và chỉ được tiêu chúng cho một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể và trong một thời gian nhất định. Số tiền này không được phép sử dụng để mua đồ uống có cồn, thuốc lá, nhiên liệu và hàng hóa trực tuyến.

Bộ Tài chính Thái Lan ước lượng kế hoạch này sẽ tăng GDP của Thái Lan lên khoảng 1,2% đến 1,8%, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2025 tăng lên mức gần 5%. (Tuoitre.vn 11/4, Ngọc Đức)Về đầu trang

Hong Kong (Trung Quốc) hướng tới đổi mới sáng tạo công nghệ

Hong Kong (Trung Quốc) đang lên kế hoạch thực hiện ưu đãi thuế “Hộp bằng sáng chế” (Patent box) để đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Ngày 7/4, Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong Trần Mậu Ba viết trên blog rằng Hong Kong sẽ thực hiện ưu đãi thuế Patent box, giảm thuế suất đối với lợi nhuận đủ tiêu chuẩn do các bằng sáng chế tạo ra từ mức 16,5% hiện nay xuống 5% để khuyến khích các ngành tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhiều hơn, tạo thêm nhiều quyền sở hữu trí tuệ có tiềm năng thị trường, đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Cục trưởng Trần Mậu Ba dự báo, dự thảo điều lệ liên quan sẽ trình Hội đồng lập pháp (LegCo) đọc lần thứ nhất vào ngày 10/4, đồng thời sẽ tranh thủ hoàn thành công tác lập pháp càng sớm càng tốt.

Ông Trần Mậu Ba cho rằng trong giai đoạn trước đây, khi trao đổi với nhiều công ty sáng tạo công nghệ, ông thấy rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ quyết định dừng chân ở Hong Kong là do dịch vụ chuyên nghiệp, cũng như sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ giúp các công nghệ và sản phẩm của họ khi mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế đều được bảo vệ bằng sáng chế. Điều này có lợi cho các công ty trong việc thông qua ủy quyền để các doanh nghiệp khác sử dụng công nghệ liên quan nghiên cứu phát triển thêm nhiều ứng dụng mới, tạo doanh thu bằng hình thức “kinh doanh bằng sáng chế”.

Việc củng cố và nâng cấp chế độ bảo vệ sở hữu trí tuệ, đồng thời thúc đẩy quản lý, thương mại hóa và mua bán quyền sở hữu trí tuệ có thể cho phép Hong Kong phát huy lợi thế và phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong toàn bộ quá trình đổi mới công nghệ và chuỗi sản xuất.

Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong nói rằng, để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển trong lĩnh vực này, ông đã đề xuất nhiều biện pháp trong một “Dự thảo ngân sách” mới, nhằm đẩy nhanh việc xây dựng “Trung tâm Thương mại Sở hữu Trí tuệ Khu vực” của Hong Kong. Để hỗ trợ các nhà nghiên cứu khoa học thương mại hóa nhiều công nghệ hơn ở các giai đoạn khác nhau, dự thảo ngân sách cũng đề xuất thành lập một Trung tâm hỗ trợ đổi mới và công nghệ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Hong Kong.

Dự kiến, sau khi đi vào hoạt động, trung tâm này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp và doanh nhân Hong Kong những thông tin và dịch vụ chất lượng cao liên quan đến bằng sáng chế, hỗ trợ họ sáng tạo, bảo vệ, quản lý và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời thúc đẩy thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, Hong Kong cũng sẽ nghiên cứu hoàn thiện “Điều lệ bản quyền” để cung cấp sự bảo vệ thích hợp đối với bản quyền, nhằm đáp ứng sự phát triển mới nhất của trí tuệ nhân tạo. Việc tham vấn sẽ được tiến hành trong năm nay. (TTXVN/Bnews.vn 11/4, Thạch Bình)Về đầu trang./.

GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

1.        ADB khuyến nghị giải pháp thúc đẩy đầu tư công

2.        Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

3.        Hà Tĩnh: Phê bình huyện Lộc Hà và TX Hồng Lĩnh vì chậm giải phóng mặt bằng

4.        Phú Yên: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

KINH TẾ - ĐẦU TƯ

5.        Hải Dương đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp

6.        Ninh Bình đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

7.        Ninh Bình: Xử lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm tiến độ

8.        Lâm Đồng: Hơn 400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đầu năm 2024

QUẢN LÝ

9.        Vi phạm quy hoạch xây dựng tại nhiều địa phương

10.     Cần Thơ sẽ thí điểm kiểm tra, sát hạch định kỳ năng lực cán bộ xã, phường

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

11.     Quảng Ngãi: Nhận hối lộ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị bắt

12.     Bình Thuận: Hai lãnh đạo trung tâm đăng kiểm bị bắt

13.     Gia Lai: Nhận tiền để làm nhanh hồ sơ, hai cán bộ bị công an tạm giữ

THẾ GIỚI

14.     Thái Lan phát 14 tỉ USD cho người dân để kích thích phát triển kinh tế

15.     Hong Kong (Trung Quốc) hướng tới đổi mới sáng tạo công nghệ

 

GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

ADB khuyến nghị giải pháp thúc đẩy đầu tư công

Tại buổi họp báo thông tin về Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức sáng 11/4, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, ông Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh, dù Chính phủ đã nỗ lực thúc đẩy và từng bước giải quyết câu chuyện chậm triển khai các công trình, dự án đầu tư công, song tiến triển đạt được là chưa đủ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng 1% trong giải ngân vốn đầu tư công tương ứng với mức tăng 0,058% GDP. Ngoài ra, cứ 1 đồng vốn đầu tư công được giải ngân sẽ kích thích 1,61 đồng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước. Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch luôn ở mức thấp, dao động quanh mức 80% hàng năm. 

Nhìn vào thực tế, ông Hùng phân tích, đầu tiên phải kể tới là các dự án được phê duyệt với ngân sách được phân bổ đôi khi chưa sẵn sàng để triển khai, gây ra tình trạng chậm trễ kéo dài. Nhiều dự án đang đòi hỏi cơ chế hoạt động và việc chuẩn bị phải cơ bản, như nghiên cứu khả thi, thu xếp giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mua sắm đấu thầu song song với thủ tục phê duyệt dự án.

Dự án có tính sẵn sàng cao sẽ dễ dàng đẩy nhanh tiến độ triển khai và giúp giảm thiểu tình trạng đội vốn. Vì lẽ đó, muốn hay không thì rất cần cách tiếp cận mới mẻ và có hệ thống, nhằm cải thiện tính sẵn sàng của dự án. Điều này chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể hiệu quả thực hiện.

Bên cạnh đó, các dự án đôi khi cần thay đổi thiết kế hoặc ngân sách ngay cả sau khi được phê duyệt và phân bổ ngân sách. Điều này có thể gây gián đoạn kéo dài trước khi có thể bắt đầu hoạt động dự án. Một trở ngại lớn cho việc chuẩn bị các dự án kịp thời và có chất lượng là sự phức tạp của các quy định, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

Sự cứng nhắc này là một thách thức quan trọng trong tình huống thị trường có biến động. Giá cả tăng cao do thiếu nguyên liệu và đầu vào cho sản xuất. Điều này xảy ra do những hạn chế pháp lý nên dẫn đến chi phí cao hơn, buộc phải đàm phán lại hợp đồng hoặc cần thêm kinh phí và phê duyệt bổ sung...

Ngoài ra, sự phối hợp yếu kém giữa đầu tư công và quy trình dẫn tới phân bổ ngân sách chậm và không đủ. Thách thức cấp bách từ sự chênh lệch giữa ngân sách được phân bổ và nhiệm vụ đầu tư thường dẫn tới việc thiếu hụt ngân sách và chậm trễ trong triển khai dự án - ngân sách có thể không được phân bổ một cách tối ưu cho những lĩnh vực ưu tiên đã xác định, dẫn đến không tận dụng tối đa hiệu quả nguồn lực. Điều này làm hạn chế tiến độ dự án và hiệu quả sử dụng vốn.

Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong phân bổ và giải ngân ngân sách. Điều này thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn giữa chính quyền Trung ương và địa phương, xác định ưu tiên cho dự án dựa trên tác động và tính sẵn sàng, đồng thời thực hiện các cơ chế giám sát nghiêm ngặt để bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả với hiệu suất cao.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, hiệu quả của các biện pháp này dường như bị hạn chế. Sự chênh lệch giữa năng lực thực thi ở các cấp chính quyền khác nhau cho thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường quy trình phân bổ vốn và xây dựng năng lực của chính quyền địa phương.

Việc phân cấp nhiệm vụ đầu tư công và trách nhiệm tài khóa đang diễn ra đã bộc lộ những điểm yếu trong việc giải quyết các thách thức liên tỉnh hoặc liên vùng. Quy trình ngân sách nên được điều chỉnh để cho phép sự linh hoạt, mà sẽ hiệu quả hơn ở cấp bất kỳ từ Trung ương đến tỉnh, thành phố nhằm đóng góp nguồn lực cho một dự án được điều phối cấp khu vực.

Năm 2024, đầu tư công sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Sau khi Quốc hội phê duyệt ngân sách, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch phân bổ 688,5 nghìn tỷ đồng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp chính sách khác nhau để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu quả thực thi. Những biện pháp này bao gồm một loạt các nghị quyết và chỉ thị tập trung vào các khía cạnh khác nhau của giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, để duy trì tiến độ, chuyên gia ADB cho rằng, cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định để có thể thực hiện thành công. Bằng cách chủ động khắc phục những trở ngại này một cách toàn diện trong suốt chu trình dự án, Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng của các sáng kiến đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. (TTXVN/Bnews.vn 11/4, Ngọc Quỳnh)Về đầu trang

Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, bên cạnh những kết quả đã đạt được, một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, thậm chí chưa giải ngân.

Theo đó, tính đến ngày 31/3, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân 708,362 tỉ đồng, đạt 15,3% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 đạt 7,01%). Trong đó, một số nguồn vốn đạt khá như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (56,26%), nguồn thu xổ số kiến thiết (37,53%), nguồn thu sử dụng đất (30,99%). Có 18/68 địa phương, đơn vị, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trong quý I đạt kết quả khá (trên 30%).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đối với một số nguồn vốn còn chậm như nguồn vốn nước ngoài (0%); có 36/68 đơn vị giải ngân còn chậm (dưới 10%), trong đó có 21 cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân (0%).

Trong đó có một số đơn vị có kế hoạch giao lớn nhưng chưa giải ngân như: Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (kế hoạch giao 50 tỉ đồng), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (38,5 tỉ đồng), Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An (37,097 tỉ đồng), Công an tỉnh (33,9 tỉ đồng), Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An (33,1 tỉ đồng), Trường Cao đẳng Việt - Đức (21,589 tỉ đồng), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (12 tỉ đồng)...

Công tác giao kế hoạch đầu tư công năm 2024 được tỉnh Nghệ An triển khai kịp thời. Đến nay, đã hoàn thành giao chi tiết 100% kế hoạch vốn cho các dự án để triển khai thực hiện. Sau khi giao kế hoạch, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, thành lập các tổ công tác và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan theo dõi từng dự án; chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch và cam kết giải ngân hàng tháng; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát và tổng hợp tình hình thực hiện và giải ngân của từng đơn vị định kỳ 10 ngày một lần.

Năm 2023, Nghệ An đã giải ngân vốn đầu tư công 8.586,774 tỉ đồng/kế hoạch 8.585,59 tỉ đồng, đạt 95,05% kế hoạch giao đầu năm, hoàn thành mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. (Laodong.vn 11/4, Quang Đại)Về đầu trang

Hà Tĩnh: Phê bình huyện Lộc Hà và TX Hồng Lĩnh vì chậm giải phóng mặt bằng

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản phê bình UBND huyện Lộc Hà và UBND thị xã Hồng Lĩnh vì chậm trong giải phóng mặt bằng, đồng thời yêu cầu khẩn trương hoàn thành, bàn giao mặt bằng theo thời gian được ấn định.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh khẩn trương xử lý dứt điểm vướng mắc, hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình thuộc Dự án BIIG2 Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, hiện một số công trình trên địa bàn huyện Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được xử lý, chưa bàn giao hết mặt bằng thi công cho chủ đầu tư. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến giải ngân nguồn vốn đầu tư, tiến độ thi công, hiệu quả của dự án, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và uy tín của tỉnh đối với các nhà tài trợ nước ngoài.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn, đảm bảo hiệu quả đầu tư, đặc biệt không để bị thu hồi vốn, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu UBND thị xã Hồng Lĩnh khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tuyến đường Trục chính trung tâm thị xã Hồng Lĩnh, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trước ngày 15/4.

UBND huyện Lộc Hà khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nước sạch một số xã thuộc các huyện Can Lộc - Lộc Hà, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trước ngày 15/4.

Trường hợp để chậm tiến độ, không hoàn thành dự án theo yêu cầu, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hệ lụy nếu có. (Laodong.vn 11/4, Trần Tuấn)Về đầu trang

Phú Yên: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Quý I năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Phú Yên đạt mức thấp. Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tỉnh sẽ kịp thời điều chuyển vốn ở những dự án không thực hiện sang các dự án có khả năng thực hiện tốt.

Ngay từ đầu năm nay, tỉnh Phú Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư công phù hợp với nguồn lực thực tế, tổng nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh năm 2024 được giao hơn 3.100 tỷ đồng. Tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu xây dựng. Tính đến ngày 31/3/2024, tỉnh Phú Yên đã giải ngân hơn 292 tỷ đồng, đạt 7,19% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn mức bình quân chung cả nước.

Ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho rằng, việc giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp có trách nhiệm từ tỉnh đến địa phương, nhất là người đứng đầu. Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu Bí thư các huyện ủy, thành ủy, thị ủy phải vào cuộc cùng với lãnh đạo UBND các địa phương để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng tái định cư.

Ông Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt hơn: “Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và Sở Tài chính phải cân đối nguồn lực về cho các chủ đầu tư và các địa phương chủ động điều chỉnh ngay từ đầu năm hoặc từ quý II năm nay. Tránh tình trạng cuối năm mới điều chỉnh, cuối cùng không giải ngân được nữa. Đơn vị tiêu tiền được thì không có tiền, đơn vị không giải ngân được thì lại có tiền. Dự án nào không thực hiện được thì điều chỉnh sang các dự án có khả năng thực hiện và một số dự án quan trọng cấp bách mà có nhu cầu về vốn nhưng chưa có vốn”. (VOV.vn 11/4, Thanh Thắng)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ

Hải Dương đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 10/4, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức cuộc họp nhằm đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo thông tin tại cuộc họp, hiện nay doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng tạo giảm lãi suất cho vay trung hạn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án.

Bên cạnh đó, đề nghị ngành thuế kiến nghị lên cơ quan thẩm quyền cấp trên xem xét điều chỉnh lãi suất chậm nộp để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh sớm giải quyết hồ sơ gia hạn thực hiện dự án đối với một số dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân nhấn mạnh, với mục tiêu đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đề nghị hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng cho vay có hiệu quả, tập trung vốn tín dụng phát triển ngành nghề và lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, tiếp tục chính sách cho vay với lãi suất thấp; rà soát quy trình tín dụng, đơn giản hóa quy trình cho vay, tiết giảm các chi phí, giảm lãi suất, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Ngành ngân hàng cũng cần tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì và đẩy mạnh các chính sách tín dụng kết nối để khơi thông dòng vốn, linh hoạt trong áp dụng lãi suất.

Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội địa phương để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chính sách tín dụng phù hợp; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ tốt hơn cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn. Đồng thời, cũng đề nghị các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện đúng cam kết với các ngân hàng trong quá trình vay vốn.

Với cho vay lĩnh vực bất động sản, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề nghị ngành ngân hàng rà soát các dự án, phân loại để kịp thời có các giải pháp tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp; kịp thời cung ứng vốn đối với các dự án đủ điều kiện.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương giao các sở, ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng, phối hợp với ngành thuế động viên và đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính, tập trung hướng dẫn các chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ chi trả giải phóng mặt bằng; xem xét sớm nghiệm thu các hạng mục kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị để các nhà đầu tư đủ điều kiện bán hàng, thu hồi vốn; nghiên cứu tháo gỡ về mặt pháp lý cho các dự án bất động sản; phối hợp để tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất… (TTXVN/Bnews.vn 11/4, Mạnh Minh)Về đầu trang

Ninh Bình đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển hướng phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Định hướng thời gian tới của Ninh Bình là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và động lực để đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững, với tầm nhìn đến năm 2030 là tỉnh khá, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng...

Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Ninh Bình Nguyễn Toàn Thắng cho biết, năm 2024, đơn vị tập trung tham mưu với UBND tỉnh đặt hàng Bộ KH&CN các nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH-CN thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, đưa vào thực hiện năm 2025; thực hiện tốt các nhiệm vụ KH-CN; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH-CN tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác tối đa các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển.

Mới đây, phát biểu tại cuộc làm việc giữa đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình với Bộ TT&TT về đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư để tỉnh trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Ninh Bình phải mạnh dạn đi trước, làm trước để tạo đột phá.

Theo đó, cần tăng ngân sách cho các sản phẩm mới, công nghệ mới, tạo ra thị trường hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp số, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về đầu tư, tìm kiếm cơ hội phát triển; quan tâm đầu tư một số yếu tố nền tảng, hạ tầng, nguồn nhân lực... Đặc biệt, yếu tố quan trọng có tính quyết định để Ninh Bình trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo là phải có lãnh đạo số để dẫn dắt toàn bộ quá trình phát triển. (Qdnd.vn 11/4, Khánh An)Về đầu trang

Ninh Bình: Xử lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm tiến độ

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao UBND các huyện, thành phố và các sở ngành có liên quan, phối hợp để xử lý đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước có thời gian hoàn thành trong năm 2023 và các dự án chậm tiến độ đã kiểm tra các năm 2018 - 2022.

Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng chục dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước đang bị chậm tiến độ so với giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong đó có những dự án đã được kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành thủ tục, đẩy nhanh tiến độ từ những năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, ngày 27/3, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ các nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, tuân thủ quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xử phạt vi phạm hành chính việc nhà đầu tư thực hiện dự án chậm tiến độ, không theo đúng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đồng thời, giao UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. (Laodong.vn 11/4, Nguyễn Trường)Về đầu trang

Lâm Đồng: Hơn 400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đầu năm 2024

Chiều 10/4, ông Ngô Văn Ninh - Chánh văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng đã thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Lâm Đồng quý I.2024.

Trong quý I/2024, toàn tỉnh có 277 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.138 tỉ đồng, giảm 10,4% về số doanh nghiệp và giảm 38,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 440, tăng 37,5% so với cùng kỳ; có 73 doanh nghiệp giải thể, tăng 40,4% so với cùng kỳ; có 157 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 36,5% so với cùng kỳ…

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay, trong quý I, thu hút đầu tư trên địa bàn Lâm Đồng tiếp tục gặp khó. Tỉnh không có dự án đầu tư cấp mới; có 7 dự án được điều chỉnh nội dung đầu tư gồm 4 dự án trong khu công nghiệp, 3 dự án ngoài khu công nghiệp; 3 dự án chấm dứt hoạt động đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 57 tỉ đồng.

Bên cạnh những khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp tại Lâm Đồng tăng 0,3%, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 222,1 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Du lịch tiếp tục là điểm sáng của Lâm Đồng. Quý I.2024, Lâm Đồng ước đón 2.380 ngàn lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đến 31.3.2024 ước đạt hơn 4,2 nghìn tỉ đồng, bằng 29,9% dự toán địa phương, tăng 2,7% so với cùng kỳ.

Về giải ngân đầu tư công, ước đến ngày 31.3.2024 Lâm Đồng giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 630 tỉ đồng/6.940,487 tỉ đồng, đạt 9,1% kế hoạch, tăng 0,6% so với cùng kỳ. (Laodong.vn 10/4)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Vi phạm quy hoạch xây dựng tại nhiều địa phương

Các kết quả thanh tra thời gian qua chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quản lý quy hoạch, xây dựng tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nam Định, Kiên Giang, Nghệ An, Hà Nội. Việc buông lỏng quản lý quy hoạch xây dựng dẫn đến thực trạng tại một địa bàn, chỉ trong một thời gian ngắn có hàng nghìn trường hợp vi phạm về lĩnh vực xây dựng và đất đai.

Một vụ việc điển hình là Thanh tra TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) vừa ban hành Kết luận thanh tra số 01 năm 2024 về việc thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, đồng thời kiến nghị nhiều biện pháp xử lý.

Kết luận chỉ ra các quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 hạ tầng khu dân cư, thương mại và tái định cư 6,3ha tại phường Bửu Long; quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu dân cư phục vụ tái định cư phường Tam Hiệp được phê duyệt không phù hợp với quy hoạch chung TP Biên Hòa.

Đáng chú ý, một số đồ án chưa thực hiện cắm mốc giới và quản lý mốc giới ngoài thực địa; không có hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới và hồ sơ cắm mốc giới quy hoạch xây dựng theo quy định; thực hiện cắm mốc giới quy hoạch kết hợp cắm mốc giới dự án là chưa phù hợp quy định. Các đồ án được phê duyệt từ năm 2020 - 2021 nhưng đến thời điểm thanh tra vẫn chưa triển khai thực hiện.

Trong kỳ thanh tra, trên địa bàn TP Biên Hòa có 1.764 trường hợp vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng và đất đai. Kiểm tra thực tế tại 10 phường, đoàn thanh tra nhận thấy, việc khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm vẫn chưa được quan tâm thực hiện, còn tới 216/462 trường hợp chưa được khắc phục hậu quả.

Trên địa bàn cấp huyện, trong thời gian từ ngày 1/1/2015 – 31/12/2022, Thanh tra tỉnh Nam Định chỉ ra UBND huyện Trực Ninh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, trình thẩm định và phê duyệt tổng số 43 đồ án quy hoạch xây dựng.

Nhưng trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã, UBND các xã Trực Tuấn, Trực Nội, Trực Khang chưa tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã Trực Tuấn thiếu sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện, bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng xã tỉ lệ thích hợp theo quy định của Bộ Xây dựng.

Khi các đồ án được phê duyệt, UBND huyện Trực Ninh và UBND 5 xã, thị trấn (Ninh Cường, Cát Thành, Trực Nội, Trực Khang, Trực Tuấn) cũng thực hiện việc đăng tải các đồ án quy hoạch chưa đảm bảo theo quy định.

Thậm chí, khi các quy hoạch được phê duyệt, UBND huyện Trực Ninh và UBND các xã, thị trấn Trực Khang, Trực Nội, Trực Tuấn, Ninh Cường, Cát Thành, Cổ Lễ cũng chưa triển khai công tác lập, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch, chưa thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa.

Với kết luận thanh tra trên đây, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, đồng thời yêu cầu UBND 7 phường kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với một số trường hợp vi phạm nhưng chưa xử lý khắc phục hậu quả.

Chủ tịch UBND TP Biên Hòa cũng giao Chủ tịch UBND 30 phường, xã rà soát, phát hiện các trường hợp vi phạm quy hoạch để tham mưu xử lý theo thẩm quyền; khẩn trương thực hiện khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm đã xử lý.

Để tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, thông tin từ Bộ Xây dựng ngày 9.4 cho hay, trong công văn mới đây, bộ này lưu ý các địa phương công tác quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.

Đối với công trình đã thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng mà chủ đầu tư (chủ nhà) sửa chữa, cải tạo, chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ phải kiểm tra việc xin giấy phép sửa chữa, cải tạo theo quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy...

Trong công văn vừa gửi các địa phương, Bộ Xây dựng cũng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự xây dựng; kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm; tổ chức cưỡng chế, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn tồn đọng theo quy định. Các kết quả thanh tra, kiểm tra báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 1/5/2024. (Laodong.vn 11/4, Cẩm Hà)Về đầu trang

Cần Thơ sẽ thí điểm kiểm tra, sát hạch định kỳ năng lực cán bộ xã, phường

Kiên quyết không bố trí những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh theo quy định. Xây dựng nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức ở địa phương theo tinh thần “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ…

Đó là một trong những nội dung thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024-2030, vừa được UBND Thành phố ban hành.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, có 100% cán bộ cấp xã phải được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Trong đó, có 100% cán bộ thuộc diện quận/huyện ủy quản lý đạt trình độ từ đại học trở lên.

100% công chức chuyên môn phải được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đại học phù hợp với vị trí việc làm. Trên 95% CBCC phải được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh quy định.

Đến năm 2025, phấn đấu có từ 15% và đến năm 2030 phấn đấu có từ 30% sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học loại giỏi trở lên, có độ tuổi dưới 30 được tuyển dụng mới để bổ sung, thay thế số lượng công chức chuyên môn nghỉ hưu, tinh giản, thôi việc...

Nhiều nhiệm vụ và giải pháp được đề ra để thực hiện đề án. Trong đó, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị và vị trí công tác, không chạy theo bằng cấp. Chỉ đưa vào quy hoạch hoặc giới thiệu để bầu vào chức danh cán bộ những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xây dựng văn hóa cán bộ theo cơ chế tăng cường tự phê bình và phê bình, nâng cao ý thức tự giác trong việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm để xây dựng thành nếp văn hóa ứng xử của CBCC ở địa phương theo tinh thần “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ.

Kiên quyết không bố trí những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh theo quy định. Tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng để mọi CBCC phát huy được sở trường và năng lực công tác. Tăng cường và đổi mới công tác luân chuyển CBCC từ cấp xã lên cấp huyện và ngược lại.

Thí điểm mô hình tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ về năng lực, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cấp xã. Phải có hình thức xử lý phù hợp, nghiêm minh đối với CBCC không có năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm những quy định trong thực thi nhiệm vụ… (Tienphong.vn 11/4, Cảnh Kỳ)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Quảng Ngãi: Nhận hối lộ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị bắt

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi về hành vi nhận hối lộ.

Tiếp đó, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi khởi tố bị can Trần Thạnh Nam - Phó Trưởng phòng Quản lý tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi về hành vi đưa hối lộ.

Trước đó, ngày 8/3, ông Hà Hoàng Việt Phương - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi cũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, quyết định khởi tố, bắt tạm giam tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. (Laodong.vn 11/4, Viên Nguyễn)Về đầu trang

Bình Thuận: Hai lãnh đạo trung tâm đăng kiểm bị bắt

Ngày 11/4, Nguyễn Đình Nhựt (27 tuổi) và Huỳnh Tấn Tài (36 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 86-02D) bị Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam về hành vi Nhận hối lộ.

Lê Hữu Trác, 32 tuổi, cựu nhân viên quản lý xe của Trung tâm Đào tạo Lái xe Thanh Long Đỏ, bị bắt về hành vi Đưa hối lộ.

Trong sáng 11/4, 4 tổ công tác của cơ quan điều tra đã đồng loạt thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở của các bị can tại xã Tân Lập (Hàm Thuận Nam), thị trấn Tân Nghĩa (Hàm Tân), xã Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc) và xã Đồng Kho (Tánh Linh).

Bước đầu cảnh sát xác định, từ 2020 đến 2022, Phó giám đốc Nhựt cùng cấp dưới là đăng kiểm viên Tài (lên chức Phó giám đốc cuối năm 2022) sau khi được liên hệ riêng, đã nhận tiền hối lộ của của cựu nhân viên Trung tâm Dạy nghề Lái xe Thanh Long Đỏ cùng các chủ phương tiện khác, để làm thủ tục cải tạo xe cơ giới không đúng quy định và kiểm định cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật – bảo vệ môi trường của 15 xe cơ giới.

Số tiền hối lộ vẫn chưa được công bố cụ thể. Vụ án đang được tiếp tục điều tra.

Năm ngoái, Công an tỉnh Bình Thuận đã ra thông báo kêu gọi các cá nhân có liên quan đến sai phạm trong hoạt động đăng kiểm tự thú, đầu thú, chủ động khai báo, tố giác tội phạm để được khoan hồng. Qua xác minh, cơ quan điều tra phát hiện có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đăng kiểm xe tại địa phương. (Vnexpress.net 11/4, Tư Huynh)Về đầu trang

Gia Lai: Nhận tiền để làm nhanh hồ sơ, hai cán bộ bị công an tạm giữ

Công an huyện Ia Grai vừa đã tạm giữ hai cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện để làm rõ việc nhận tiền của đối tượng môi giới, “cò” đất nhằm làm nhanh hồ sơ.

Hai cán bộ gồm: N.T.B.N và P.T.T, vụ việc đã được Công an huyện thông báo cho UBND huyện Ia Grai để tạm dừng công tác và không phân công nhiệm vụ cho 2 cán bộ trên.

UBND huyện Ia Grai cũng đã có văn bản đề nghị Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nội vụ huyện không giao nhiệm vụ cho hai cán bộ N và T để phục vụ công tác điều tra.

Thông tin ban đầu, một người đã 10 lần nhận tiền với tổng số tiền 25 triệu đồng, người còn lại nhận 5 lần, với tổng số tiền là 13,5 triệu đồng (mỗi lần nhận từ 1-2,5 triệu đồng) để làm nhanh hồ sơ. Riêng người môi giới, được xác định cư trú tại huyện Ia Grai. (Laodong.vn 11/4, Thanh Tuấn)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thái Lan phát 14 tỉ USD cho người dân để kích thích phát triển kinh tế

Theo Hãng tin Bloomberg, ngày 10/4, Hội đồng đặc biệt phụ trách chương trình ví tiền điện tử của Thái Lan đã thông qua phương án cấp vốn cho chương trình này. Đích thân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin là lãnh đạo hội đồng.

Theo kế hoạch chi tiết vừa được công bố, 50 triệu công dân Thái Lan trưởng thành, mỗi người sẽ nhận 10.000 baht (275 USD) để kích thích nền kinh tế từ quý 4-2024.

Tổng vốn của chương trình phát tiền này lên đến gần 14 tỉ USD, tương đương 2,9% GDP Thái Lan. Trong đó, 327,7 tỉ baht (9 tỉ USD) sẽ được trích từ ngân sách năm tài khoán 2024 và 2025, theo thư ký thường trực Bộ Tài chính Thái Lan Lavaron Sangsnit.

172,3 tỉ baht (4,73 tỉ USD) còn lại sẽ trích từ quỹ của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông thôn. Chính ngân hàng quốc doanh này sẽ trao tiền trực tiếp cho 17 triệu nông dân Thái Lan.

Phương án cấp vốn này thay thế cho đề xuất vay một lần 500 tỉ baht từng được Chính phủ Thái Lan đề xuất với Quốc hội.

Kế hoạch trao tiền cho người dân là một trong những chương trình mũi nhọn được Đảng Pheu Thai - đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền ở Thái Lan - hứa hẹn với người dân nước này trong giai đoạn vận động tranh cử.

Đảng này khẳng định đây không phải là chương trình hỗ trợ tiền cho người dân nghèo. Thay vào đó, chương trình này nhằm bơm tiền vào nền kinh tế để kích thích sự phát triển của cả nước.

Người dân Thái Lan sẽ nhận tiền qua nền tảng ví điện tử và chỉ được tiêu chúng cho một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể và trong một thời gian nhất định. Số tiền này không được phép sử dụng để mua đồ uống có cồn, thuốc lá, nhiên liệu và hàng hóa trực tuyến.

Bộ Tài chính Thái Lan ước lượng kế hoạch này sẽ tăng GDP của Thái Lan lên khoảng 1,2% đến 1,8%, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2025 tăng lên mức gần 5%. (Tuoitre.vn 11/4, Ngọc Đức)Về đầu trang

Hong Kong (Trung Quốc) hướng tới đổi mới sáng tạo công nghệ

Hong Kong (Trung Quốc) đang lên kế hoạch thực hiện ưu đãi thuế “Hộp bằng sáng chế” (Patent box) để đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Ngày 7/4, Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong Trần Mậu Ba viết trên blog rằng Hong Kong sẽ thực hiện ưu đãi thuế Patent box, giảm thuế suất đối với lợi nhuận đủ tiêu chuẩn do các bằng sáng chế tạo ra từ mức 16,5% hiện nay xuống 5% để khuyến khích các ngành tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhiều hơn, tạo thêm nhiều quyền sở hữu trí tuệ có tiềm năng thị trường, đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Cục trưởng Trần Mậu Ba dự báo, dự thảo điều lệ liên quan sẽ trình Hội đồng lập pháp (LegCo) đọc lần thứ nhất vào ngày 10/4, đồng thời sẽ tranh thủ hoàn thành công tác lập pháp càng sớm càng tốt.

Ông Trần Mậu Ba cho rằng trong giai đoạn trước đây, khi trao đổi với nhiều công ty sáng tạo công nghệ, ông thấy rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ quyết định dừng chân ở Hong Kong là do dịch vụ chuyên nghiệp, cũng như sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ giúp các công nghệ và sản phẩm của họ khi mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế đều được bảo vệ bằng sáng chế. Điều này có lợi cho các công ty trong việc thông qua ủy quyền để các doanh nghiệp khác sử dụng công nghệ liên quan nghiên cứu phát triển thêm nhiều ứng dụng mới, tạo doanh thu bằng hình thức “kinh doanh bằng sáng chế”.

Việc củng cố và nâng cấp chế độ bảo vệ sở hữu trí tuệ, đồng thời thúc đẩy quản lý, thương mại hóa và mua bán quyền sở hữu trí tuệ có thể cho phép Hong Kong phát huy lợi thế và phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong toàn bộ quá trình đổi mới công nghệ và chuỗi sản xuất.

Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong nói rằng, để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển trong lĩnh vực này, ông đã đề xuất nhiều biện pháp trong một “Dự thảo ngân sách” mới, nhằm đẩy nhanh việc xây dựng “Trung tâm Thương mại Sở hữu Trí tuệ Khu vực” của Hong Kong. Để hỗ trợ các nhà nghiên cứu khoa học thương mại hóa nhiều công nghệ hơn ở các giai đoạn khác nhau, dự thảo ngân sách cũng đề xuất thành lập một Trung tâm hỗ trợ đổi mới và công nghệ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Hong Kong.

Dự kiến, sau khi đi vào hoạt động, trung tâm này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp và doanh nhân Hong Kong những thông tin và dịch vụ chất lượng cao liên quan đến bằng sáng chế, hỗ trợ họ sáng tạo, bảo vệ, quản lý và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời thúc đẩy thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, Hong Kong cũng sẽ nghiên cứu hoàn thiện “Điều lệ bản quyền” để cung cấp sự bảo vệ thích hợp đối với bản quyền, nhằm đáp ứng sự phát triển mới nhất của trí tuệ nhân tạo. Việc tham vấn sẽ được tiến hành trong năm nay. (TTXVN/Bnews.vn 11/4, Thạch Bình)Về đầu trang./.

More

05