Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 02/11/2022

Font size : A- A A+

TIN QUỐC HỘI

1.        Ba nội dung lớn Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về dự Luật Đất đai sửa đổi

2.        Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

3.        Quản lý xe ô tô công còn nhiều bất cập, tưởng tiết kiệm hóa ra lãng phí

4.        Bộ trưởng Bộ Tài chính: Muốn thay một bóng đèn ở bệnh viện cũng phải lập dự án

CHÍNH SÁCH MỚI

5.        Chính sách mới: 3 nhóm lao động được tăng lương thêm 0,8 lần

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

6.        IMF đánh giá cao các chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam

7.        Fitch Ratings đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

8.        Bộ Xây dựng “chê” thủ tục đầu tư nhà ở xã hội phức tạp

9.        Dự luật dân chủ ở cơ sở: Doanh nghiệp lo thêm chi phí, chồng chéo

10.     Xem xét đề xuất bổ sung sân bay của 10 địa phương

NHÂN SỰ

11.     Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nghỉ việc từ 1-11

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

12.     Bình Dương ra mắt Tổ tuần tra đặc biệt 171

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

13.     TOP 10 địa phương đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 10 tháng đầu năm 2022 

14.     5 thành phố trực thuộc TW thu ngân sách nhà nước ra sao trong 10 tháng đầu năm?

15.     Yêu cầu các Cục thuế tăng cường quản lý thu tiền sử dụng đất

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

16.     Bắc Giang: Khai trừ Đảng Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn nhận hối lộ chạy án ma tuý

THẾ GIỚI

17.     ILO cảnh báo tăng trưởng việc làm toàn cầu giảm mạnh những tháng cuối năm

18.     Hàn Quốc sẽ tăng cường quản lý sự kiện đông người

 

TIN QUỐC HỘI

Ba nội dung lớn Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về dự Luật Đất đai sửa đổi

Sáng 1/11, đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trình Quốc hội tờ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Mục đích xây dựng dự án luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế,... hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. 

Phó Thủ tướng cho biết, ngay từ năm 2019, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đánh giá, tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 và trình Quốc hội đưa Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 

Quá trình tổng kết thi hành luật được thực hiện đồng thời với tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI. Trên cơ sở kết quả tổng kết, phân tích, nghiên cứu đánh giá các tác động, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Dự thảo luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Với tổng cộng 11 nhóm chính sách mới, quan trọng, dự thảo quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai. 

Dự thảo luật đã hoàn thiện các chế định về quyền của Nhà nước, trách nhiệm của từng cơ quan trong quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục đích sử dụng đất; hạn mức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai… 

Bên cạnh các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành, dự thảo luật đã bổ sung quy định quyền được thế chấp, cho thuê lại quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, bán tài sản thuộc sở hữu gắn liền với đất; quyền và nghĩa vụ sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, trên không… 

Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự thảo đã bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; hệ thống quy hoạch sử dụng đất đồng bộ ba cấp, trong đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chi tiết đến từng thửa đất. 

“Hoàn thiện các quy định về sự tham gia của Nhân dân trong lập, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyền của người sử dụng đất trong khu vực quy hoạch; trách nhiệm công khai thông tin, rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án không có khả năng thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất”, Phó Thủ tướng nêu rõ. 

Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự thảo luật đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát. 

Đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất. 

Cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” thông qua quy định tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo diện tích tái định cư tối thiểu và các cơ chế điều tiết cho người có đất bị thu hồi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi. Hỗ trợ cho người bị hạn chế khả năng lao động khi Nhà nước thu hồi đất. 

Trong quá trình thảo luận còn có ý kiến khác nhau về một số vấn đề, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về: mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”. 

“Đây là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”, Phó Thủ tướng nêu rõ. (Tienphong.vn 01/11, Luân Dũng)Về đầu trang

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Sáng 1/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Sau đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

Phát biểu mở đầu nội dung thảo luận dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung này. Theo đó, có 107 lượt ý kiến phát biểu tại 19 tổ, cơ bản các ý kiến đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, góp phần vào công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, phòng, chống tham nhũng và bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ. 

Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền, đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn Nghệ An) đề nghị, để góp phần hoàn thiện các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, cần bổ sung đối tượng báo cáo được quy định tại Khoản 2, Điều 4 là tổ chức đấu giá tài sản bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến, nhiều năm gần đây, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra rất sôi động. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách ở địa phương. Do đó, cũng cần phải giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá. 

Đồng thời, bổ sung thêm các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 33 của dự thảo luật là khách hàng thực hiện nhiều giao dịch trở lên trong một ngày, khách hàng mua bán nhiều bất động sản trở lên trong một lần. Bổ sung trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, rửa tiền, áp dụng cho các đối tượng báo cáo là đấu giá viên, tổ chức hành nghề, đấu giá thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với các đối tượng này. 

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Đoàn Thừa Thiên - Huế) bày tỏ sự quan tâm đến giao dịch bằng loại tiền ảo qua hình thức online; kiểm soát giao dịch của các tội phạm tẩu tán tài sản. Đại biểu cho rằng, giao dịch trên nền tảng online rất phổ biến, chưa được kiểm soát và dự báo thời gian tới, việc mở rộng hội nhập quốc tế, các giao dịch tiền ảo sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền mà chúng ta chưa lường hết được. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo dự án luật bổ sung cụm từ "hoặc các giao dịch khác" vào sau cụm từ “ngoại tệ tiền mặt”. 

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn Thanh Hóa) bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết xây dựng dự án luật. Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 7 dự thảo luật quy định về việc đánh giá rủi ro ngành là một nội dung mới chưa được quy định trong luật năm 2012. Đại biểu cho rằng, việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để quốc gia tập trung nguồn lực một cách hiệu quả vào các lĩnh vực ưu tiên. 

Đại biểu cho rằng, việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro của đối tượng báo cáo cũng như hoạt động của thanh tra, giám sát phòng, chống rửa tiền là một trong những yêu cầu quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền. Do vậy, việc bổ sung quy định đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là rất cần thiết. 

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) cho rằng dự thảo luật cần làm rõ hơn khái niệm “rửa tiền”, để làm rõ hơn bản chất của hành vi này.

Về biện pháp phòng, chống rửa tiền, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị bổ sung, làm rõ nội dung về xác định khách hàng giao dịch không thường xuyên tại Điểm b, Khoản 2, Điều 9, cần giải thích rõ khách hàng giao dịch không thường xuyên là các tài khoản không giao dịch trong thời gian bao lâu, cần xác định thời gian cụ thể để được hiểu thống nhất, tạo thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ, biện pháp để giám sát, cảnh báo, điều tra kịp thời. 

Góp ý vào dự thảo luận, đại biểu Lê Xuân Thân (Đoàn Khánh Hòa) bày tỏ đồng tình với nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, thực tế đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong 10 năm qua có nhiều diễn biến, Ban soạn thảo nên cập nhật và mô tả khái niệm rửa tiền trong luật này rõ ràng hơn. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu Điều 324 của Bộ luật Hình sự hiện hành để có sự tương thích về khái niệm rửa tiền giữa Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). 

Theo đại biểu, trong Bộ Luật Hình sự, khái niệm rửa tiền đã chỉ rõ khi khởi tố bị can, bị cáo và người phạm tội đã xác định và người chấp hành án (có nghĩa là có dấu hiệu rõ ràng). Còn khái niệm “đáng ngờ”, đại biểu cho rằng nên mở rộng ra những đối tượng trước khi có quyết định khởi tố bị can của cơ quan pháp luật để bảo đảm không để lọt tội phạm, góp phần đấu tranh phòng, chống tệ nạn rửa tiền tốt hơn. (VTV.vn 01/11)Về đầu trang

Quản lý xe ô tô công còn nhiều bất cập, tưởng tiết kiệm hóa ra lãng phí

Thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 ngày 31/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông, trong mua sắm ô tô công thực hiện nhiệm vụ hiện nay còn rất nhiều bất cập, vô hình trung lại không bảo đảm tiết kiệm! 

Cụ thể, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho biết, Nghị định 04/2019/NĐ-CP về tiêu chuẩn định mức mua sắm ô tô quy định Văn phòng UBND cấp huyện được mua 1 xe ô tô với mức giá không quá 720 triệu đồng. Trong khi đó, công việc ở các địa phương, cơ sở rất nhiều, 1 xe không đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, với mức giá 720 triệu đồng thì hiện tại chỉ mua được xe 1 cầu, không thể đi công tác các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi. 

"Thực tế hiện nay, các địa phương phải thuê xe để đi công tác với chi phí khá cao, mà như vậy chưa chắc đã tiết kiệm mà còn lãng phí", đại biểu nêu quan điểm. 

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, một quy định nữa là tiêu chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện không được sử dụng xe đi công tác nếu đi 1 mình. Vì ở các địa phương, nếu Phó Chủ tịch UBND huyện đi công tác thì phải kèm theo 2 người nữa mới được điều xe. "Có thể 2 người đi kèm không có việc gì liên quan, như thế là lãng phí", ông Thông nói. 

Đại biểu cho biết, hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 04. 

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Bình Thuận đề nghị, Nghị định mới phải đảm bảo sát thực tiễn nhất và đưa lại hiệu quả quản lý cao nhất, được xây dựng trên nguyên tắc bố trí xe ô tô phù hợp với chức năng nhiệm vụ, phạm vi công tác của từng cơ quan đơn vị. 

Bên cạnh đó, dự thảo nghị định cũng căn cứ vào bộ máy cán bộ công chức, viên chức của từng đơn vị và căn cứ vào diện tích, địa hình của từng địa phương để đưa ra quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô một cách hợp lý. Do vậy, việc tính định mức sử dụng xe ô tô công ngoài việc áp dụng việc tính bình quân chung cũng cần xét đến tính đặc thù. 

Về mức giá mua xe, cần một quy định mở cho các địa phương xem xét, quyết định giá mua cao hơn không quá 15 hoặc 20% so với mức giá quy định nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương. 

Nêu quan điểm về việc sử dụng xe ô tô công, phục vụ công vụ, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng, theo các quy định hiện hành, định mức xe công còn cào bằng, chưa sát thực tiễn. 

Việc này, dẫn đến có cơ quan nhu cầu xe ít lại được bố trí nhiều. Trong khi đó có nhiều cơ quan, địa phương, địa bàn quản lý rộng, số lượng cán bộ thuộc diện được bố trí xe công phục vụ lớn nhưng lại chỉ được bố trí 1 đến 2 xe. Dẫn đến cơ quan phải thuê, mượn ô tô, ảnh hưởng đến công việc và không tiết kiệm trong chi tiêu hành chính. 

Quy định về niên hạn sử dụng xe ô tô công cũng vậy, theo quy định hiện hành, xe chở người sử dụng trong 20 năm. Tuy nhiên do xe công được sử dụng nhiều, nên xuống cấp nhanh. Dẫn tới chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa còn tốn kém hơn cả việc mua xe mới. Dẫu vậy vẫn bắt buộc phải sửa chữa để kịp thời đáp ứng nhu cầu công việc. 

Đại biểu Trần Đình Gia nhấn mạnh, thực chất điều này rất lãng phí, đề nghị cấp có thẩm quyền sớm sửa đổi những quy định này cho phù hợp.

Phát biểu giải trình về định mức sử dụng xe ô tô công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng nghị định về định mức sử dụng xe ô tô để thay thế Nghị định số 04/2019/ NĐ-CP của Chính phủ và quy định về cơ chế tiếp khách, công tác phí… 

“Nghị định về chế độ, định mức xe ô tô công đang được Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ ký ban hành vào tháng sau. Bộ Tài chính đã công khai dự thảo trên Cổng thông tin điện tử, đồng thời tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn chỉnh nghị định”, Bộ trưởng nói. (Cafef.vn 01/11)Về đầu trang

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Muốn thay một bóng đèn ở bệnh viện cũng phải lập dự án

Chiều 31/10, giải trình tại phiên thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh đất nước ta hiện nay là đất nước đang phát triển và đổi mới một cách mạnh mẽ. Cho nên vấn đề quy định của pháp luật thường đi sau thực tiễn và như vậy cần thiết phải được hoàn thiện một cách rất là kịp thời và rất nhanh chóng, tạo đà cho việc phát triển và là nền tảng cho việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Theo Bộ trưởng, một số nguyên nhân tác động đến vấn đề thực hành tiết kiệm, vì phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương và nhiều đơn vị. Cho nên vấn đề về quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật thì cần phải được hoàn thiện. Rồi vấn đề về thực hành, về giải pháp quản trị, điều hành, về trách nhiệm của cơ quan quản lý và giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại. 

Dẫn vướng mắc trong Luật Đầu tư công quy định “quả trứng và con gà, con gà có trước hay quả trứng có trước”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, chính điều này cũng tác động đến tại sao giải ngân chậm, chậm tiến độ, điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần hay các vấn đề liên quan. 

Theo ông Phớc, trong Luật Đầu tư công quy định dự án đầu tư phải được phê duyệt trước ngày 30/10 thì mới được bố trí vốn đầu tư công. Luật Đầu tư công cũng quy định phải bố trí vốn thì mới lập được dự án và thiết kế. Mà chưa có vốn thì không lập được dự án, không lập được dự án lại đòi hỏi có dự án mới được vay vốn. Cho nên, khi được vay vốn rồi thì bắt đầu mới lập dự án mất một năm, đền bù giải phóng mặt bằng mất một năm nữa, có khi mất 2 năm chưa giải ngân được. Bởi vì trong đầu tư công lại quy định đền bù, giải phóng mặt bằng trong dự án đầu tư.  

Bộ trưởng cho rằng phải sửa điều này khi có thể tách phần giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư. 

Trích dẫn lại ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Luật Đầu tư công quy định tiền sửa chữa các công trình, như nhà ở, đường xá, xe đều phải đưa vào trong Luật. Điều đó có nghĩa phải được ghi vào vốn của đầu tư công mới được triển khai. 

"Vậy gần như các cơ quan, đơn vị rất bế tắc. Khi nhà bị hỏng, nhà bị sập, hàng rào sập cần phải xây lại, không có vốn thì rất bí. Muốn thay một bóng đèn của thiết bị bệnh viện cũng phải lập dự án", ông Phớc nhấn mạnh. 

Theo ông, điều này rất ách tắc trong Luật Đầu tư công và Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của các bộ, ngành và 63 địa phương thì 83 ý kiến đồng ý; chỉ một bộ, ngành không đồng ý. "Chúng tôi đề nghị dưới 15 tỷ về vấn đề sửa chữa các công trình kiến trúc, nhà cửa… thì không phải thực hiện Luật Đầu tư công để trình Quốc hội kỳ này, mong Quốc hội chia sẻ và ủng hộ", ông Phớc nói. 

Liên quan đến việc thu hồi các dự án chậm tiến độ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh điều này không dễ. Bởi vì, sau khi có quyết định thu hồi thì cơ chế đền bù hay bồi thường cho những nhà đầu tư đã đầu tư trên đất như thế nào. Hiện nay những quyết định thu hồi ấy chỉ nằm ở trên giấy, không triển khai được ở thực địa. Đây là một vấn đề cần phải có cơ chế. 

Hôm 28/10, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, trước đây, có 28.155 ha tại các dự án chậm tiến độ, thời gian vừa qua đã giải quyết được trên 10.000 ha, như vậy hiện vẫn còn 18.000 ha chưa xử lý. 

Liên quan đến định mức sử dụng xe ô tô, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang còn xây dựng các quy định về các định mức sử dụng xe ô tô để thay Nghị định 04 hay quy định về cơ chế tiếp khách, công tác phí… 

"Sang tháng sau Chính phủ sẽ ban hành quy định về sử dụng xe ô tô. Chúng tôi đã 2 lần công khai trên Cổng Thông tin điện tử và đã tổ chức họp hội thảo lấy ý kiến của 63 tỉnh thành, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, hiện nay đã được hoàn chỉnh", ông Hồ Đức Phớc cho biết. 

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, có ý kiến cho rằng ở cấp huyện chỉ được 1 xe ô tô; hiện nay trong dự thảo của Nghị định 04 có 6 ô tô, tối thiểu 6 ô tô, còn lại nếu đạt được một trong ba tiêu chí thì được thêm một ô tô nữa, đạt 2 tiêu chí trở lên thì thêm 2 ô tô nữa, có thể nói là 8 ô tô. Tiêu chí ở cấp huyện thì 15 xã trở lên sẽ được thêm 1 ô tô hay là đạt 2 tiêu chuẩn, ví dụ có diện tích 450 km trở lên và gói gọn 15 xã trở lên hoặc vùng đặc biệt khó khăn sẽ có được thêm 2 ô tô...  

"Chúng tôi đã lấy ý kiến rất kỹ và cũng sẽ trình với Chính phủ để ban hành và sửa các luật, đảm bảo cho giải quyết các nút thắt hiện nay", ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh. (VTV.vn 01/11)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Chính sách mới: 3 nhóm lao động được tăng lương thêm 0,8 lần

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024. 

Quyết định quy định mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với các đối tượng sau đây trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội CAND. Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành LĐ-TB&XH. 

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11 và được áp dụng cho các năm tài chính từ năm 2022 đến hết năm 2024. 

Cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ: Thông tư số 60 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/11, nêu danh mục 11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ, gồm: 

Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý nhà nước về giá; Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài sản công. 

Thời hạn bị cấm thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã đối với cán bộ của từng lĩnh vực được quy định: Lĩnh vực quản lý ngân sách Nhà nước và quản lý Nhà nước về tài sản công: Đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Các lĩnh vực còn lại đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 

Người cai nghiện bắt buộc được chi trả nhiều khoản tiền: Theo Thông tư 62 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 19/11, người cai nghiện sẽ được ngân sách Nhà nước chi trả nhiều khoản như: Tiền ăn, chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người cai nghiện bắt buộc; khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế, tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần; khám bệnh, chữa bệnh. 

Ngoài ra, người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi được học văn hóa, phổ biến, giáo dục pháp luật theo các chuyên đề về sức khỏe cộng đồng, pháp luật, đạo đức… 

Quy định mới về bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất: Thông tư 61 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 20/11 quy định, dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp trên mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Ngoài ra, dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm có mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa bao gồm kinh phí tổ chức cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án. 

Đối với kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì mức kinh phí tổ chức cưỡng chế thu hồi đất được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Cơ cấu tổ chức mới của nhiều bộ: Chính phủ ban hành các nghị định mới quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số bộ có hiệu lực từ ngày 1/11. Nghị định số 68 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT. 

Trong cơ cấu tổ chức mới của Bộ TN&MT không còn 4 Tổng cục gồm: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo; chỉ còn 1 Tổng cục là Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Ngoài ra, nhiều đơn vị cấp cục, vụ mới được thành lập. 

Nghị định số 86 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ GD&ĐT, cơ cấu tổ chức của bộ gồm 28 đơn vị, tổ chức. Nghị định 89 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT gồm 28 đơn vị. (Tienphong.vn 01/11)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

IMF đánh giá cao các chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam

Theo đánh giá của IMF, 9 tháng qua chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế Việt Nam khi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ. 

Chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhắc tới sự chuyển hướng chiến lược chống dịch COVID-19 và mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế vào tháng 3 năm nay, là chìa khóa để khởi động lại động lực của nền kinh tế. 

Bên cạnh đó là các chính sách về lãi suất, chính sách tiền tệ thích ứng nói chung... cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng quay trở lại hoạt động sản xuất khi nền kinh tế mở cửa trở lại, hay việc giảm thuế và hỗ trợ cho người lao động trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội cũng giúp nền kinh tế lấy lại động lực. 

Chuyên gia IMF nhận định các chính sách đã được vận hành tốt để hỗ trợ sự phục hồi trong quá trình chuyển đổi hậu COVID-19. (VTV.vn 01/11)Về đầu trang

Fitch Ratings đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vừa xếp Việt Nam ở mức triển vọng tích cực BB. 

Trong bài phân tích đăng trên trang web của Fitch Ratings, tổ chức này đánh giá triển vọng kinh tế tăng trưởng mạnh của Việt Nam phản ánh qua triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn, nợ chính phủ thấp hơn so với các quốc gia tương ứng và hồ sơ nợ bên ngoài tốt. Fitch Ratings dự đoán Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,4% trong năm 2022 do sự phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Fitch Ratings nhấn mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục là nhân tố thúc đẩy mức tăng trưởng trung và dài hạn mạnh mẽ của Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo Fitch Ratings, rủi ro vẫn còn liên quan đến những ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine và các điều kiện cho vay bị thắt chặt hơn trên toàn cầu. Fitch Ratings dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 ở mức 6,2%. 

Trong bản đánh giá của mình, Fitch Ratings cho biết mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống còn dưới 100 tỷ USD do Việt Nam phải bán USD ra để ổn định tỷ giá tiền đồng và đồng USD thời gian qua. Theo số liệu của chính phủ được Fitch Ratings trích dẫn, vào khoảng cuối năm 2021, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức khoảng 109 tỷ USD. (Baotintuc.vn 01/11)Về đầu trang

Bộ Xây dựng “chê” thủ tục đầu tư nhà ở xã hội phức tạp

Bộ Xây dựng cho biết, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán nhà ở xã hội (NƠXH) còn phức tạp và kéo dài. Điều này gây khó khăn cho cả chủ đầu tư và người mua nhà. 

Tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số vấn đề chuẩn bị cho phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Bộ Xây dựng cho rằng, dự án NƠXH được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn. 

Việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với NƠXH đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. 

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án NƠXH, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn (lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư). 

Thậm chí, các ưu đãi như: Miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế… nhưng thực chất chủ đầu tư không được hưởng. Bởi lẽ những ưu đãi này người mua nhà hưởng vì theo quy định không được tính vào giá bán. 

Theo quy định các dự án NƠXH phải dành tối thiểu 20% diện tích NƠXH trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng. Nhưng trên thực tế có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để không, lãng phí trong khi chủ đầu tư không được bán, dẫn đến không thu hồi được vốn gây lãng phí xã hội.  

Ngoài ra, Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua NƠXH trong khi trên thực tế nhu cầu rất lớn của các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã muốn mua, thuê để cho người lao động của họ thuê lại để ở. 

Bộ Xây dựng chỉ rõ, các địa phương chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển NƠXH trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển NƠXH, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án. 

Chưa kể các quy định pháp luật trong phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, ngân sách cấp vốn cho vay ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội còn thấp; đến nay chưa bố trí nguồn vốn cấp bù lãi suất cho bốn ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi NƠXH. 

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2016-2020, ngân sách rót về cho Ngân hàng Chính sách xã hội rất thấp, chỉ hơn 3.160 tỷ trong tổng số 9.000 tỷ đồng (đạt 35%). Số tiền này đã được giải ngân cho khách hàng cá nhân vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà. Tính riêng 10 tháng đầu năm nay, giải ngân 2.300 tỷ đồng cho gần 6.700 khách hàng thuộc nhóm vay ưu đãi. 

Bốn ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV mà Nhà nước chỉ định cho vay ưu đãi NƠXH không được rót vốn để cấp bù lãi suất cho vay nên giai đoạn này không chủ đầu tư dự án NƠXH, nhà ở công nhân nào được tiếp cận nguồn vay ưu đãi. (Tienphong.vn 01/11)Về đầu trang

Dự luật dân chủ ở cơ sở: Doanh nghiệp lo thêm chi phí, chồng chéo

Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở tiếp tục gây lo ngại khi có nhiều yêu cầu công khai, cho người lao động bàn và quyết định ở doanh nghiệp. 

8 hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị với Quốc hội không đưa doanh nghiệp vào đối tượng áp dụng của dự thảo Luật dân chủ ở cơ sở, không bắt buộc thành lập ban thanh tra nhân dân tại các doanh nghiệp. 

Ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, vừa có thư gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông nhất trí cần thiết thúc đẩy dân chủ ở cơ sở nhưng đề nghị Quốc hội không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật dân chủ ở cơ sở sang khu vực doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. 

Theo ông Lộc, nhiều trường hợp sự can thiệp của người lao động vào các quyết định thuộc quyền của chủ doanh nghiệp là không khả thi, khi bản thân lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể cũng chỉ là người lao động, không phải là chủ sở hữu. 

Ông Lộc cũng cảnh báo việc đưa thêm thiết chế dân chủ vào doanh nghiệp như dự kiến tại dự thảo luật có thể dẫn tới chồng chéo lên nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.  

Đồng thời, việc thêm thiết chế này có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ lao động, nhất là khi không thể phân biệt rõ cách thức phối hợp với các thiết chế đã có cũng như biện pháp xử lý trong trường hợp có ý kiến khác nhau. 

Tuy vậy, trao đổi với Tuổi Trẻ, một số quan điểm cho rằng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở áp dụng cho doanh nghiệp là cần thiết vì thực chất nó muốn đảm bảo quyền lợi của người lao động, đảm bảo quyền được biết, công khai tốt hơn, tránh tình trạng lương "bèo bọt", các chế độ phúc lợi chưa tốt...  

Tuy nhiên, với nhóm doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài... cần có những điều khoản áp dụng chung và riêng, tùy thực tế. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lý Kim Chi - chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM - cho rằng nếu luật này được thông qua, các hoạt động phải công khai thì "ban dân chủ" được thành lập có vai trò không khác gì hội đồng quản trị và người lao động có lúc không khác gì tổng giám đốc.  

"Công nhân sao có quyền biết được kế hoạch sản xuất?", bà Chi hỏi và cho rằng nên cẩn thận với các quy định về nghĩa vụ công khai đi ngược với quyền của doanh nghiệp được quy định trong các luật đầu tư, sở hữu trí tuệ. 

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, cũng cho rằng với doanh nghiệp tư nhân, đây là tài sản cá nhân. Nếu công khai một số thông tin như trong dự thảo luật, lấy gì đảm bảo công nhân không sử dụng thông tin trên vào động cơ tiêu cực, trường hợp thiệt hại đến doanh nghiệp thì ai đền bù? 

Ông Nguyễn Đặng Hiến - phó chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM - cũng nhắc lại hiện có tổ chức công đoàn giám sát, bảo vệ quyền lợi cho công nhân, do đó nếu trong trường hợp công đoàn không phát huy vai trò của mình thì cần cải tổ để hoạt động hiệu quả hơn thay vì lập thêm tổ chức mới như ban thanh tra nhân dân.

 Ông Hiến cho biết doanh nghiệp phải trích tiền với mức 2% trên tiền lương công nhân để đóng phí công đoàn, nếu lập thêm một tổ chức khác mà doanh nghiệp vẫn phải đóng tiền để hoạt động sẽ thêm chi phí. 

Theo ông Hiến, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì cần phải rà soát lại những quy định pháp luật hiện hành, điều gì chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động như về tiền lương, chế độ lao động thì bắt buộc doanh nghiệp phải làm đúng.  

Còn lại, dù có loại trừ việc công khai bí mật kinh doanh nhưng dự luật yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh thì đó nhiều khi chính là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, ngay cả cơ quan chức năng khi cần lấy thông tin cũng có nhiệm vụ phải bảo mật.  Nếu thông tin này buộc phải cung cấp cho người lao động thì dễ dàng phát tán ra ngoài, nguy cơ cạnh tranh bất chính. (Tuoitre.vn 01/11, Nhóm PV)Về đầu trang

Xem xét đề xuất bổ sung sân bay của 10 địa phương

Bộ Giao thông vận tải vừa giao Cục Hàng không thành lập đoàn công tác làm việc với 10 địa phương có kiến nghị đưa sân bay của địa phương vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu đoàn công tác của Cục Hàng không làm việc với 10 địa phương có đề xuất bổ sung sân bay mới vào quy hoạch và phải báo cáo kết quả, đề xuất giải pháp về bộ trước ngày 15.11.

Đồng thời, yêu cầu trong quá trình làm việc với các địa phương, Cục Hàng không Việt Nam phải đánh giá khả năng hình thành sân bay mới theo tiêu chí đã xây dựng tại hồ sơ quy hoạch sân bay toàn quốc; đánh giá khả năng khai thác dân dụng theo mô hình sân bay chuyên dùng. 

10 địa phương đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay mới tại địa phương mình, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Tây Ninh.

Vào giữa tháng 9.2022 tại cuộc họp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu mở rộng, xây sân bay mới, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại một lần nữa để kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050, đảm bảo quy mô phù hợp. 

Trước đó, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhiều yếu tố, từ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, tới điều kiện tự nhiên vị trí địa lý, nhu cầu đi lại của người dân... 

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đề xuất từ nay tới năm 2030, cả nước chỉ có 28 sân bay, tức thêm 5 sân bay mới (không kể sân bay Long Thành đang xây dựng); tới năm 2050 cả nước có 31 sân bay (thêm 3 sân bay mới). 

Quá trình xây dựng dự thảo quy hoạch trên, Bộ GTVT nhận được nhiều văn bản kiến nghị đưa vào quy hoạch các sân bay mới của nhiều địa phương. Tuy nhiên, dựa trên các tiêu chí đã đưa ra để lập quy hoạch, Bộ GTVT không đưa các đề xuất này vào dự thảo. (Laodong.vn 01/11, Minh Hạnh)Về đầu trang

NHÂN SỰ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nghỉ việc từ 1-11

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã chính thức được nghỉ việc kể từ ngày 1-11, theo nguyện vọng cá nhân. Trước đó, ông Sơn đã có nhiều lần nộp đơn xin nghỉ việc và đã được các cơ quan chức năng xem xét. 

Ông Nguyễn Trường Sơn sinh năm 1964 tại TP HCM, là phó giáo sư, tiến sĩ y khoa. Nếu theo quy định hiện hành về tuổi nghỉ hưu, đến 2025 ông Sơn mới nghỉ hưu. 

Ông Sơn có hơn 30 năm làm công tác chuyên môn, ông Sơn có 16 năm trực tiếp làm công tác chuyên môn với vai trò bác sĩ điều trị tại Khoa Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Tháng 11-2018, ông Nguyễn Trường Sơn được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế khi đang là Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Tại Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn từng được giao phụ trách các lĩnh vực khám chữa bệnh, Y dược cổ truyền... 

Trong 2 năm chống dịch COVID-19 ông Sơn đã nhiều lần đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại các điểm nóng: Đà Nẵng, Bắc Giang, TP HCM, với vai trò được đánh giá rất cao. 

Thời gian qua, ông Sơn mắc bệnh và phải điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Ông Sơn cũng vừa trải qua ca mổ tại bệnh viện này. Một nguồn tin cho biết ca mổ của Thứ trưởng Sơn đã diễn ra thành công. 

Sau khi Thứ trưởng Sơn nghỉ việc, lãnh đạo Bộ Y tế hiện có Bộ trưởng Đào Hồng Lan và các thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Trần Văn Thuấn và Nguyễn Thị Liên Hương. (Nld.com.vn 01/11, N.Dung) Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Bình Dương ra mắt Tổ tuần tra đặc biệt 171

Ngày 31/10, Công an tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ ra mắt Tổ tuần tra đặc biệt (Tổ 171) của Công an tỉnh và phát động cao điểm "60 ngày đêm" thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhấn mạnh tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong thời gian gần đây có dấu hiệu phức tạp. Đặc biệt, các nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản, tội phạm trên đường phố và nơi công cộng như: cướp, cướp giật, trộm... có dấu hiệu gia tăng. 

Các hoạt động theo kiểu băng nhóm, gây án chuyên nghiệp diễn ra trong thời gian dài trên địa bàn nhưng chậm bị phát hiện, bắt giữ. Tình trạng thanh thiếu niên tụ tập gây rối, gây mất an ninh trật tự... gây bức xúc trong dân chúng. 

Tổ 171 với nhiều lực lượng cảnh sát tham gia gồm Cảnh sát giao thông; Cảnh sát hình sự; Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy; Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh 113; Cảnh sát cơ động và lực lượng cảnh sát khác. 

Cán bộ chiến sĩ được lựa chọn là những người có kinh nghiệm trong công tác, vững về pháp luật, giỏi về nghiệp vụ, được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cần thiết.

Hoạt động của tổ 171 đảm bảo sự gắn kết giữa các biện pháp công tác nghiệp vụ bí mật với nghiệp vụ hành chính công khai để chủ động nắm thông tin về tội phạm, phạm vi pháp luật, tổ chức công tác tuần tra, kiểm soát...

"Mô hình mới này cùng với nhiều lực lượng khác của Công an tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và xã - phường hoạt động độc lập sẽ góp phần ngăn ngừa, trấn áp tội phạm ngày càng hiệu quả hơn"- Đại tá Quyên nói. 

Ở cấp tỉnh, trong ngày đầu ra mắt có 5 tổ 171. Đối với cấp huyện, căn cứ tình hình thực tế, cơ quan công an sẽ thành lập ít nhất 1 tổ 171. Các tổ 171 có chức năng hoạt động rất linh hoạt, như Tuần tra, kiểm soát cơ động; tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát, chốt chặn tại 1 điểm trên đường giao thông; tuần tra, kiểm soát chốt chặn tại 1 điểm trên đường giao thông và tuần tra bộ tại khu vực... (Nld.com.vn 01/11, Thảo Nguyễn)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

TOP 10 địa phương đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 10 tháng đầu năm 2022

Tổng cục Thống kê vừa qua đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2022. Báo cáo cho biết, trong tháng 10 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 53,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt gần 10 nghìn tỷ đồng, tăng 37,1%; vốn địa phương quản lý 43,6 nghìn tỷ đồng, tăng 21,6%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 10 tháng năm 2022 ước đạt 387,7 nghìn tỷ đồng, bằng 67,1% kế hoạch năm và tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 64,3% và giảm 7%).

Xét theo các Bộ, ngành, Bộ Giao thông Vận tải có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tháng 10 cao nhất, ước tính hơn 4857 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đầu năm hơn 35.000 tỷ đồng. 

Theo sau là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 637 tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong tháng 10. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, con số này là 3.890 tỷ đồng. 

Các bộ tiếp theo là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Y tế... với vốn đầu tư lần lượt là 1051 tỷ đồng; 929 tỷ đồng và 652 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2022. 

Xét theo địa phương, tính cả tháng 10/2022 và lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Hà Nội đều dẫn đầu cả nước. 

Ước tính thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 của Hà Nội đạt hơn 4,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng đầu năm, con số này là 36,3 nghìn tỷ đồng, đạt 71,4% kế hoạch năm. 

TP. Hồ Chí Minh là địa phương xếp thứ 2 với vốn NSNN đạt hơn 3,5 nghìn tỷ đồng trong tháng 10 và 23,2 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm. Vốn NSNN của thành phố trong 10 tháng đã đạt 53,1% kế hoạch năm. 

Luỹ kế 10 tháng đầu năm 2022, Quảng Ninh là địa phương có vốn đầu tư thực hiện từ NSNN cao thứ 3 trên cả nước với hơn 13,4 nghìn tỷ đồng, đạt 81% so với kế hoạch. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất cả nước. Tiếp theo là Hải Phòng và Thanh Hóa với vốn NSNN lần lượt đạt 12.498 tỷ đồng và 8.152 tỷ đồng. 

Các tỉnh khác cũng nằm trong top 10 địa phương có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN cao trong 10 tháng đầu năm 2022 là Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An và Bình Dương. (Toquoc.vn 01/11)Về đầu trang

5 thành phố trực thuộc TW thu ngân sách nhà nước ra sao trong 10 tháng đầu năm?

Đã có thành phố "cán đích" thu ngân sách sớm, đạt và vượt dự toán ngay trong 10 tháng đầu năm 2022. 

TP. HCM: Theo Cục Thống kê TP. HCM, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố lũy kế 10 tháng năm 2022 ước thực hiện 392.791 tỷ đồng. Với kết quả này, thu ngân sách nhà nước của TP. HCM đã về đích sớm, vượt 1,6% dự toán và tăng 22,3% so với cùng kỳ. 

Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 254.059 tỷ đồng, đạt 97,9% dự toán, chiếm 64,7% tổng thu cân đối và tăng 19,3% so với cùng kỳ. 

Thu từ doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 27.039 tỷ đồng, vượt 3% dự toán, chiếm 6,9% tổng thu và tăng 18,9%; thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 68.915 tỷ đồng, vượt 2,4% dự toán, chiếm 17,5% tổng thu và tăng 10,3%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 60.062 tỷ đồng, vượt 2,4% dự toán, chiếm 15,3% tổng thu và tăng 10,6%. 

Thu từ dầu thô ước thực hiện 23.956 tỷ đồng, vượt 128,2% dự toán, chiếm 6,1% tổng thu cân đối và tăng 100,7%. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 114.766 tỷ đồng, đạt 98,5% dự toán, chiếm 29,2% tổng thu cân đối và tăng 19,3%. Thu cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện khoảng 94.912 tỷ đồng, đạt 56,3% dự toán, chiếm 24,2% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước và tăng 21,7% so với cùng kỳ. 

Hà Nội: Theo Cục thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 10 tháng năm 2022 ước thực hiện 294.800 tỷ đồng , đạt 94,6% dự toán pháp lệnh năm và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Thu nội địa 271.900 tỷ đồng, đạt 94,2% dự toán và tăng 11,7%; thu từ dầu thô 2.200 tỷ đồng, đạt 203,6% và tăng 59,3%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 20.700 tỷ đồng, đạt 94,4% và tăng 11,9%.

Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong 10 tháng năm 2022: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 51.800 tỷ đồng, đạt 89,4% dự toán và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19.800 tỷ đồng, đạt 86,4% và giảm 4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 62.100 tỷ đồng, đạt 113,6% và tăng 23%; thuế thu nhập cá nhân 32.700 tỷ đồng, đạt 113,5% và tăng 22,1%; thu tiền sử dụng đất 10.200 tỷ đồng, đạt 51,2% và giảm 10,3%; thu lệ phí trước bạ 6.900 tỷ đồng, đạt 105,7% và tăng 16,4%; thu phí và lệ phí 14.800 tỷ đồng, đạt 87,1% và tăng 16,8%. 

Hải Phòng: Theo Cục Thống kê Hải Phòng, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố 10 tháng/2022 ước đạt 86.685,3 tỷ đồng , đạt 82,1% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 115,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó: thu nội địa đạt 29.865,2 tỷ đồng, đạt 72,8% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 113% so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 55.426,3 tỷ đồng, đạt 92,4% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 117,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Ước tính 10 tháng/2022, trong số thu nội địa: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.417,7 tỷ đồng, đạt 81,4% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 100,9% so với cùng kỳ năm trước; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.855,7 tỷ đồng, đạt 106,7% và bằng 128,2%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 6.618,3 tỷ đồng, đạt 60,6% và bằng 85%; thuế thu nhập cá nhân đạt 3.191,3 tỷ đồng, đạt 96,1% và bằng 114,6%; phí, lệ phí đạt 1.653,2 tỷ đồng, đạt 82,7% và bằng 105%... 

Đà Nẵng: Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, tính đến ngày 20/10/2022, số thu ngân sách Nhà nước vào Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng là gần 19.400 tỷ đồng , tăng gần 20%, so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, đến hết tháng 10, thành phố sẽ hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách theo kế hoạch đề ra. 

Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt hơn 5.500 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương đạt gần 13.900 tỷ đồng. Hoạt động thu nội địa tiếp tục duy trì mức tăng 2 con số, tăng gần 21%, so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng hơn 15.300 tỷ đồng. Thu từ cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đã đạt 4.500 tỷ đồng. 

Một số khoản thu trọng yếu có tỷ lệ tăng thu so với cùng kỳ khá ấn tượng như: thu từ thuế thu nhập cá nhân (tăng 37%); thu từ doanh nghiệp FDI (tăng 26%); thu về nhà, đất (tăng 29%). 

Cần Thơ: Theo Cục Thống kê Cần Thơ, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố lũy kế thực hiện đến ngày 20/10/2022 đạt hơn 9.740 tỷ đồng , bằng 57,77% dự toán HĐND thành phố giao, giảm 9,66% so với cùng kỳ. Cụ thể một số khoản thu chính như sau: 

Thu nội địa đạt 8.001,48 tỷ đồng, bằng 75,36% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 82,15% tổng thu và tăng 7,26% so với cùng kỳ. Trong đó các khoản thu từ doanh nghiệp ngoài nhà nước; thuế bảo vệ môi trường; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (bao gồm cả xổ số điện toán) chiếm tỷ trọng lớn và lần lượt tăng 9,52%, 5,95% và 13,27% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, một số khoản thu vẫn còn giảm so cùng kỳ như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước giảm 1,36%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giảm và giảm đến 25,64%; thu phí, lệ phí giảm 5,90%; tiền sử dụng đất giảm 6,65%... 

Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 224,69 tỷ đồng, bằng 44,94% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 2,31% tổng thu và giảm 57,84% so với cùng kỳ. (Cafef.vn 01/11)Về đầu trang

Yêu cầu các Cục thuế tăng cường quản lý thu tiền sử dụng đất

Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các Cục thuế tăng cường quản lý thu tiền sử dụng đất kịp thời vào ngân sách nhà nước và xử lý vướng mắc thực tế quản lý thu tiền sử dụng đất ở một số địa phương. 

Theo Bộ Tài chính, qua rà soát cho thấy, hiện nay, các quy định vẫn chưa hướng dẫn rõ việc thông báo nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp sở tài chính chậm chuyển thông tin về số tiền được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp. 

Để đảm bảo thu ngân sách nhà nước kịp thời trong trường hợp Sở Tài chính chậm chuyển thông tin về số tiền được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp, Bộ Tài chính đề nghị các cục thuế tổ chức rà soát các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư có phát sinh tiền sử dụng đất phải nộp tại địa phương.  

Theo đó, ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất đối với các dự án đã quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt giá đất của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp sau khi thông báo tiền sử dụng đất, cơ quan thuế nhận được văn bản xác nhận các khoản được giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp thì cục thuế căn cứ văn bản xác định số được giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp thực hiện điều chỉnh thông báo thu và tiền chậm nộp (nếu có) để đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế. 

Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế tiếp tục giám sát, đôn đốc quản lý thu tiền sử dụng đất vào ngân sách và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Cục thuế khẩn trương báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp kịp thời với cơ quan thuế trong quản lý thu ngân sách. (Haiquanonline.com.vn 01/11)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Bắc Giang: Khai trừ Đảng Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn nhận hối lộ chạy án ma tuý

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Vi Đức Ninh, cựu Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn. 

Ông Ninh bị khai trừ ra khỏi Đảng do đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thiếu tu dưỡng, rèn luyện; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; bị Cơ quan điều tra, VKSND Tối cao khởi tố bị can và tạm giam về tội “nhận hối lộ”. 

Vi phạm của ông Vi Đức Ninh là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội, làm mất uy tín của bản thân, giảm uy tín của tổ chức đảng, cơ quan nơi ông Ninh công tác. 

Như đã đưa tin, ngày 21.10, ông Vi Đức Ninh, cựu Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố, tạm giam để điều tra tội Nhận hối lộ, theo điều 354 Bộ luật Hình sự. 

Ngoài ra, VKSND Tối cao cũng khởi tố bị can Hồ Anh Khoa (cựu cán bộ Cục Cảnh sát hình sự C02 Bộ Công an), Phan Văn Hiếu, Dương Ngọc Quý và Nguyễn Thị Nhung về tội Môi giới hối lộ. 

Trước đó, phát hiện các dấu hiệu bất minh trong việc không khởi tố một bị can liên quan vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Công an tỉnh Bắc Giang rút hồ sơ để điều tra, từ đây việc "chạy án" của ông Vi Đức Ninh dần sáng tỏ. 

Sau khi điều tra viên của C02 Hồ Anh Khoa ra đầu thú về hành vi môi giới hối lộ, ông Ninh biết không thể che giấu nên ngày 15.10 đã ra đầu thú về hành vi nhận hối lộ. (Laodong.vn 01/11)Về đầu trang

THẾ GIỚI

ILO cảnh báo tăng trưởng việc làm toàn cầu giảm mạnh những tháng cuối năm

Ngày 31/10, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo tăng trưởng việc làm toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng trong quý này. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến xung đột tại Ukraine và tác động của việc siết chặt chính sách tiền tệ đối với tiêu dùng. 

Báo cáo về Tình hình việc làm trên thế giới của ILO chỉ ra rằng có những dấu hiệu cho thấy xu hướng phục hồi về giờ làm trên toàn cầu trong đầu năm 2022 đã bị đảo ngược trong quý II và quý III. Đầu năm nay, khi thế giới bắt đầu phục hồi từ đỉnh dịch COVID-19, tỷ lệ việc làm trên dân số đã trở về hoặc thậm chí vượt mức trước đại dịch tại những nước phát triển nhất. Tuy nhiên, số giờ làm trong quý III đã giảm 1,5 giờ so với mức trước khi dịch bệnh bùng phát. Ước tính số việc làm toàn thời gian trong quý III năm nay đã giảm 40 triệu việc làm so với quý IV/2019. ILO cho rằng việc số giờ làm có xu hướng giảm vào giữa năm 2022 là do việc tái áp đặt các biện pháp chống dịch COVID-19, xung đột tại Ukraine, tình trạng gián đoạn xuất khẩu năng lượng và thực phẩm dẫn đến lạm phát leo thang.

Trong bối cảnh khủng hoảng an ninh năng lượng và lương thực, lạm phát tăng vọt, việc siết chặt chính sách tiền tệ và nỗi lo ngại về nguy cơ suy thoái khiến cả tăng trưởng và chất lượng việc làm đều đi xuống. Theo báo cáo, việc siết chặt chính sách quá mức có thể gây tổn hại đến việc làm và thu nhập ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Thông thường sẽ phải mất một khoảng thời gian để trình trạng suy giảm hoặc suy thoái kinh tế tác động đến việc làm và xu hướng thất nghiệp, song các số liệu hiện nay đã phản ánh những diễn biến tiêu cực trên thị trường lao động. Bên cạnh đó, ILO cũng cảnh báo về nguy cơ giảm nhu cầu tuyển dụng và gia tăng thất nghiệp trong những tháng cuối năm. Hiện có những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt đáng kể tại các nền kinh tế phát triển, khi tăng trưởng việc làm giảm mạnh. 

Phát biểu tại họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Giám đốc ILO Gilbert Houngbo đã kêu gọi thực hiện loạt chính sách nhằm hỗ trợ những người dân và doanh nghiệp dễ tổn thương nhất, bao gồm việc sử dụng lợi nhuận "khổng lồ" của các tập đoàn cho việc hỗ trợ việc làm và thu nhập. Ông Houngbo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các gói chính sách xã hội và đảm bảo việc siết chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát phù hợp với các biện pháp xã hội. Theo Tổng Giám đốc ILO, việc ngăn ngừa thị trường lao động toàn cầu suy giảm mạnh sẽ đòi hỏi các chính sách toàn diện, hội nhập và cân bằng ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. (VTV.vn 01/11)Về đầu trang

Hàn Quốc sẽ tăng cường quản lý sự kiện đông người

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vừa đưa ra chỉ thị triển khai các biện pháp an toàn đối với những sự kiện tập trung đông người tự phát tại nước này. 

Động thái trên được đưa ra sau thảm kịch giẫm đạp xảy ra trong lễ hội Halloween ở khu phố Itaewon tại Thủ đô Seoul, khiến 154 người thiệt mạng, phần lớn trong độ tuổi 20-30. 

Trong khi đó, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng khẳng định Chính phủ sẽ thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra. Giới chức Hàn Quốc cam kết sẽ điều tra kỹ lưỡng vụ việc. 

Vụ giẫm đạp tại Itaewon tối 29/10 vừa qua là thảm họa khiến nhiều người thiệt mạng nhất ở Hàn Quốc kể từ vụ chìm phà Sewol năm 2014. (VTV.vn 01/11)Về đầu trang./.

Trung tâm Tin học - Công báo

More

05