Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 17/5/2023

14:41, Thứ Tư, 17-5-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

TIN QUỐC HỘI

1.        Viện trưởng Lê Minh Trí tiếp tục kiến nghị”'tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù”

2.        Nâng thời hạn thị thực điện tử lên 3 tháng phù hợp với nghỉ dưỡng, đầu tư

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

3.        5 năm nữa, GDP Việt Nam được dự báo vượt Thụy Điển và một số nước châu Âu, tiến vào top 30 lớn nhất thế giới

4.        Doanh nghiệp Việt Nam xếp thứ 2/22 thị trường toàn cầu về số hóa

5.        Lý do TP HCM chưa đón được nhiều “đại bàng” FDI

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

6.        Ngăn chặn quan tham nhũng "hy sinh đời bố củng cố đời con"

QUẢN LÝ

7.        Trung ương lấy phiếu tín nhiệm 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

8.        Đề nghị các địa phương cấp "sổ đỏ" cho căn hộ, biệt thự du lịch

9.        Sửa quy định mổ 10 con heo cũng phải có giấy phép môi trường

10.     TPHCM: Dân đông, việc nhiều, cán bộ cơ sở làm đến 2 giờ đêm

11.     ĐBSCL: Bất cập cán bộ công chức không được nhận hỗ trợ khi thu hồi đất

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

12.     Bước qua nỗi sợ, tạo đột phá kinh tế: Tỉnh “6 dám, 5 thật” phát triển toàn diện

13.     Sẽ tổ chức tham quan trụ sở UBND TPHCM hàng tháng?

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

14.     Còn đọng 65.000 tỷ vốn đầu tư công chưa phân bổ, nhiều đơn vị mới giao khoảng 10% vốn ngân sách Trung ương

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

15.     Bạc Liêu nói gì vụ trưởng phòng bị cảnh cáo được chuyển làm phó văn phòng?

16.     Phú Yên: Chủ tịch xã giả chữ ký của dân nhận tiền hỗ trợ trồng rừng

THẾ GIỚI

17.     Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh

18.     Ukraine phát hiện hàng chục cọc tiền trong vụ án tham nhũng ở Tòa Tối cao

 

TIN QUỐC HỘI

Viện trưởng Lê Minh Trí tiếp tục kiến nghị”'tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù”

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí vừa gửi báo cáo Quốc hội về công tác của viện trưởng trong 6 tháng (từ 1/10/2022 đến 31/3/2023). 

Theo ông Trí, trong thời gian này, tội phạm kinh tế nổi lên các sai phạm trong đấu thầu, đấu giá, đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán… Bên cạnh đó, xảy ra nhiều vụ án về tội tham nhũng, chức vụ với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, có quy mô tổ chức gây hậu quả đặc biệt lớn tại nhiều tỉnh, thành. 

Tội phạm tham nhũng, chức vụ, đã khởi tố mới 459 vụ trong kỳ báo cáo. Điển hình như vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" tại Cục đăng kiểm… 

Theo ông Trí, VKSND tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND tối cao trong phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn. 

Bên cạnh đó, Viện trưởng Lê Minh Trí tiếp tục kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục. 

Cùng với đó, phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả, giảm nhẹ cho người vi phạm do chấp hành mệnh lệnh, không vụ lợi nhằm làm tốt hơn việc thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, thất thoát. 

“Trong thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi”, ông nêu. 

Từ lập luận trên, Viện trưởng Trí cho rằng, trong chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và “tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù” để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục, Viện trưởng Lê Minh Trí kiên trì quan điểm. (Tienphong.vn 16/5, Luân Dũng)Về đầu trang

Nâng thời hạn thị thực điện tử lên 3 tháng phù hợp với nghỉ dưỡng, đầu tư

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

Trong báo cáo, Chính phủ cho biết, qua thời gian triển khai cấp thị thực điện tử, từ giai đoạn thí điểm năm 2017 đến nay, số lượng người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử ngày càng tăng. Tuy nhiên, do thời hạn thị thực điện tử với 30 ngày hiện nay còn ngắn, nên chưa thu hút được nhiều hơn người nước ngoài. Đặc biệt, người nước ngoài có nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc khảo sát, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam tương đối dài ngày. 

Vì vậy, Chính phủ đề xuất nâng thời hạn thị thực điện tử đến 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày của khách du lịch quốc tế từ thị trường xa.

Quy định đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm, xúc tiến đầu tư. Đặc biệt các trường hợp có nhu cầu đi đến nhiều nước trong khu vực và quay lại Việt Nam để đánh giá, so sánh về khả năng mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. 

Việc áp dụng thời hạn thị thực điện tử đến 3 tháng cũng phù hợp với thời gian lưu trú đối với những người nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, người chào bán dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng như cam kết của Việt Nam tại các hiệp định FTA. 

Theo Chính phủ, việc cấp thị thực điện tử với những trường hợp này được thực hiện qua xét duyệt nhân sự từ trước. Do đó, so với đơn phương miễn thị thực, chính sách giúp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sàng lọc đối với nhóm người chưa đủ điều kiện nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. 

Chính sách mở cho người nước ngoài nhập cảnh sẽ là động lực quan trọng. Đối với việc nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày, Chính phủ cho hay qua các nghiên cứu về xu hướng du lịch, khách từ các thị trường xa như châu Âu đến Việt Nam thường theo kỳ nghỉ dài 15 ngày trở lên, hoặc chọn những chương trình du lịch nghỉ dưỡng, xuyên Việt và liên quốc gia. 

Hiện nay, ngành du lịch định hướng thu hút khách nghỉ đường biển, lưu trú dài ngày để từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực về du lịch biển. Thực tế, các nước như Thái Lan, Singapore... đang áp dụng chính sách miễn thị thực với thời hạn tạm trú đến 45 ngày, 90 ngày. 

Do đó, việc nâng thời hạn đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày đạt mức trung bình trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh của Việt Nam. Đồng thời, tạo thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch quốc tế, giúp họ chủ động thời gian, lịch trình tham quan, nghỉ dưỡng dài ngày ở Việt Nam. 

Chính phủ khẳng định, chính sách mở cửa trong tiếp nhận người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam sẽ là “đòn bẩy” lớn để thu hút du lịch, đầu tư, hợp tác doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học. Đây là những động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai. 

Báo cáo cũng làm rõ hơn các đề xuất trước đó liên quan tới nộp hồ sơ đề nghị cấp, báo mất, đề nghị khôi phục hộ chiếu phổ thông nộp trên môi trường điện tử; cân nhắc quy định hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu trong trường hợp đã quá 12 tháng nhưng không đến nhận;... (Laodong.vn 16/5, Phạm Đông)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

5 năm nữa, GDP Việt Nam được dự báo vượt Thụy Điển và một số nước châu Âu, tiến vào top 30 lớn nhất thế giới

Năm 2022, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP Việt Nam đạt khoảng 406,45 tỷ USD, xếp thứ 5 khu vực Đông Nam Á và thứ 37 thế giới. 

Năm 2022, Indonesia là quốc gia có quy mô GDP lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 1.319 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP đạt khoảng 536,16 tỷ USD. Singapore xếp thứ 3 với quy mô GDP đạt khoảng 466,79 tỷ USD. 

Malaysia xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 407,91 tỷ USD. Việt Nam xếp thứ 5 với quy mô GDP đạt khoảng 406,45 tỷ USD. GDP Philippines đạt khoảng 404,26 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á. 

Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor lần lượt xếp thứ 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 56,757 tỷ USD; 28,544 tỷ USD; 16,639 tỷ USD; 15,304 tỷ USD; 3,659 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2023, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP đạt khoảng 449 tỷ USD, vượt qua Malaysia, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP đạt khoảng 1.392 tỷ USD. 

Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP đạt khoảng 574,23 tỷ USD. Singappre xếp thứ 3 với quy mô GDP đạt khoảng 515,55 tỷ USD. GDP Malaysia đạt khoảng 447,03 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. 

Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 440,901 tỷ USD; 63,988 tỷ USD; 30,628 tỷ USD; 15,506 tỷ USD; 14,091 tỷ USD và 1,988 tỷ USD vào năm 2023. 

Đến năm 2026, quy mô GDP Việt Nam được IMF dự báo đạt khoảng 605,3 tỷ USD, vượt qua Singapore và xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP đạt khoảng 1.760,51 tỷ USD. 

Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP đạt khoảng 690,65 tỷ USD. Singapore xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 586,84 tỷ USD. GDP Malaysia đạt khoảng 559,14 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. 

Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 551,12 tỷ USD; 74,348 tỷ USD; 38,415 tỷ USD; 16,967 tỷ USD; 15,632 tỷ USD và 2,299 tỷ USD vào năm 2026. 

Đến năm 2028, quy mô GDP Việt Nam được dự báo bám sát Thái Lan đạt khoảng 725,53 tỷ USD. Trong khi đó, quy mô GDP Thái Lan được dự báo đạt khoảng 767 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. 

Indonesia vẫn là quốc gia được dự báo có quy mô GDP dẫn đầu khu vực, đạt khoảng 2.048 tỷ USD. Singapore xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 641,32 tỷ USD. GDP Philippines đạt khoảng 640,18 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. 

Malaysia, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 634,98 tỷ USD; 82,78 tỷ USD; 44,657 tỷ USD; 18,207 tỷ USD; 17,701 tỷ USD và 2,638 tỷ USD vào năm 2028. 

Xét trên quy mô thế giới, năm 2022, quy mô GDP Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới, nhảy 4 bậc so với năm 2021 (xếp thứ 41). Đồng thời, năm 2022, Việt Nam chính thức bước vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Năm 2022, quy mô GDP Việt Nam xếp dưới một số quốc gia châu Âu như Thụy Điển, Bỉ, Áo. Cụ thể, GDP Thụy Điển đạt khoảng 585,94 tỷ USD, xếp thứ 24 trên thế giới; GDP Bỉ đạt khoảng 582,21 tỷ USD, xếp thứ 25 trên thế giới; GDP Áo đạt khoảng 471,68 tỷ USD, xếp thứ 33 trên thế giới vào năm 2022. 

Đến năm 2028, IMF dự báo quy mô GDP Việt Nam (725,53 tỷ USD) vượt qua Thụy Điển, Bỉ và Áo, xếp thứ 26 trên thế giới . Trong khi đó, GDP Bỉ đạt khoảng 725,63 tỷ USD, xếp thứ 28 trên thế giới; GDP Thụy Điển đạt khoảng 698,96 tỷ USD, xếp thứ 29 trên thế giới; GDP Áo đạt khoảng 595,4 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới vào năm 2028. 

Năm 2028, top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới theo IMF gồm có:: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Brazil, Canada, Italy, Nga, Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Mexico, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Saudi Arabia, Thụy Sỹ, Ba Lan, Nigeria, Thái Lan, Ireland, Bangladesh, Việt Nam, Argentina, Bỉ, Thụy Điển và Israel. (Markettimes.vn 16/5, Minh Tiến)Về đầu trang

Doanh nghiệp Việt Nam xếp thứ 2/22 thị trường toàn cầu về số hóa

Theo một nghiên cứu về chuyển đổi số vừa được DBS công bố chiều 15/5, các công ty ở Việt Nam (68%) xếp hạng cao hơn mức trung bình toàn cầu (64%) trong việc áp dụng cách tiếp cận chiến lược, nhất quán hoặc triệt để để số hóa trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng. 

Nghiên cứu được thực hiện bởi FT Longitude, bộ phận chuyên gia tư duy lãnh đạo của Financial Times Group với 1.225 người tham gia ở 15 ngành và 22 thị trường trên toàn thế giới. Những người được hỏi gồm 50% lãnh đạo cấp cao (C-suite) và 50% là C-1; 50% số người từ lĩnh vực tài chính và ngân quỹ, và 50% từ các chức năng thương mại bao gồm các nhóm bán hàng và chuyển đổi số tập trung vào tương tác với khách hàng. Phần lớn (60%) số người được hỏi đến từ các công ty có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên. 

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 75 công ty có doanh thu hàng năm từ 250 triệu USD đến 20 tỷ USD, hỏi về những khát vọng, thành công và mối quan tâm số của họ. Những người được hỏi chủ yếu là lãnh đạo cấp cao C-suite (64%). 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 22 thị trường, Việt Nam nằm trong top 10 và đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Singapore. Các thị trường trong top 10 khác gồm: Australia, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc Đại Lục, Singapore, Đài Loan, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ. 

Phần lớn các công ty Việt Nam (63%) cho rằng chuyển đổi số đang giúp họ đạt được lợi nhuận tổng thể. Tiếp đó là cải thiện hiểu biết sâu sắc về khách hàng (61%) và năng lực cạnh tranh tổng thể trên thị trường (57%). Hơn một nửa (56%) cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả nhất. 

Các phát hiện của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các công ty Việt Nam (35%) đều thuộc nhóm các nhà lãnh đạo đang phát triển về mặt số hóa hoạt động tương tác với khách hàng, có tiềm năng lớn về hiệu suất chuyển đổi cao trong tương lai. 

Khoảng 12% được phân loại là "nhà lãnh đạo chuyển đổi" luôn vượt trội so với mức trung bình toàn cầu trong việc số hóa mức độ tương tác với khách hàng. Chỉ có 9% doanh nghiệp được phân loại là "người tụt hậu", bị hạn chế bởi nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi. 

Theo nghiên cứu, mục tiêu quan trọng nhất của các công ty đối với chuyển đổi số là tăng hiệu quả (40%) như thông qua tự động hóa. Tiếp theo là cải thiện sự cộng tác giữa các bộ phận chức năng và nhóm (35%). Hơn một nửa (57%) đơn vị được khảo sát đã áp dụng hiệu quả văn hóa hỗ trợ triển khai tầm nhìn chiến lược để thúc đẩy quá trình số hóa thành công. 

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra, rào cản chính ngăn cản các công ty Việt Nam đạt được tiến bộ nhanh hơn trong chuyển đổi số là khoảng cách về trình độ nhân lực (42%) và những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu (35%). 

Nghiên cứu chỉ rõ, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các tổ chức giáo dục đại học để tăng cường các chương trình phù hợp cho tương lai số khi chính phủ chú trọng nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục đại học. 

Nghiên cứu cũng nhận thấy vai trò ngày càng tăng của lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, cũng như các nhóm thương mại trong việc tạo điều kiện cho sự thay đổi và đổi mới. Trong lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, công nghệ đám mây (78%) và phân tích nâng cao (65%) là những công nghệ số và thanh toán quan trọng nhất để thực hiện chuyển đổi số. 

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính (59%) và đầu tư (38%) là những hoạt động cốt lõi được ưu tiên số hóa. Đổi mới sáng tạo (khả năng suy nghĩ khác biệt về quy trình và/hoặc mô hình kinh doanh) (65%) và phân tích dữ liệu (59%) là những kỹ năng được xếp cao nhất, cần thiết nhất để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn. 

Trong khi đó, các nhóm thương mại chỉ ra rằng cải thiện việc chia sẻ dữ liệu trong toàn tổ chức (53%), xây dựng năng lực số mạnh mẽ hơn trong toàn doanh nghiệp (47%) và xây dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài (45%), là những ưu tiên chính để cải thiện và tăng cường chuyển đổi số trong toàn tổ chức. Để đạt được các mục tiêu thương mại, bán hàng và tiếp thị (37%) cần được chuyển đổi số một cách cấp thiết nhất. 

Phần lớn (61%) doanh nghiệp cho biết việc thiếu sự hợp tác giữa phòng ban thương mại và phòng ban tài chính và ngân quỹ khiến hoạt động chuyển đổi số của công ty trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Khó khăn trong việc truy cập dữ liệu (41%) là thách thức thường xuyên nhất đối với các nhóm làm việc cùng nhau hướng tới chuyển đổi số. 

Từ kết quả nghiên cứu các chuyên gia DBS cho rằng Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển và thu nhập cao vào năm 2045, trong đó số hóa là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Khát vọng này của Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên chiến lược của các doanh nghiệp có tư duy tiến bộ. (Vneconomy.vn 16/5)Về đầu trang

Lý do TP HCM chưa đón được nhiều “đại bàng” FDI

Vốn FDI vào TP HCM chững lại trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, hạ tầng chưa tốt và các địa phương khác ngày càng tỏ ra năng động hơn. 

Lũy kế từ 1988 đến tháng 4/2023, TP HCM dẫn đầu cả nước với 11.668 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt hơn 56,68 tỷ USD. Số này có thể đạt gần 80,91 tỷ USD nếu cộng cả số góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp. 

Tuy nhiên gần đây, vốn ngoại vào TP HCM có dấu hiệu chững lại. Năm ngoái, tổng giá trị FDI đạt 4,33 tỷ USD, bằng 60,29% năm 2021. Trong 4 tháng đầu năm nay, thành phố nhận được 979,6 triệu USD, giảm 23,4% so với cùng kỳ 2022. 

Việc TP HCM chững lại sau nhiều năm luôn đi đầu về thu hút FDI, cần được "đánh giá nghiêm túc", theo nhận xét của PGS. TS Ngô Ngọc Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP HCM. 

Chia sẻ tại tọa đàm về chủ đề này tuần trước ở TP HCM, ông Ngô Nghị Cương, Giám đốc công ty tư vấn đầu tư C+, cho rằng thu hút đầu tư của thành phố trong 4 tháng qua "không tích cực". "Khi mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, so cái họ cần với thứ mình có đã phù hợp chưa? Những yêu cầu của họ về hạ tầng cứng - mềm có bị lệch và khác so với thế mạnh mà TP HCM có thời gian qua hay không", ông Cương đặt vấn đề. 

Ông Phúc Nguyễn, Luật sư chuyên hướng dẫn đầu tư của Công ty luật HM&P, cho rằng những lợi thế to lớn đang vơi dần theo thời gian. "Trước đây các nhà đầu tư rất thích TP HCM và nghĩ đến đầu tiên khi muốn rót vốn, nhưng hiện giờ họ dịch chuyển ra Bắc nhiều hơn", ông Phúc nhận xét. 

Sau khi "đại bàng" Intel về làm tổ tại Khu công nghệ cao TP HCM với tổng vốn đầu tư lũy kế đến nay hơn 1,5 tỷ USD, TP HCM chỉ đón thêm một ông lớn khác là Samsung. Năm ngoái, Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD, giúp TP HCM có dự án "khủng" góp mặt trong top 5 dự án FDI lớn nhất năm cả nước. 

TP HCM vẫn nằm trong top đầu thu hút tổng vốn FDI cả nước các năm qua nhưng các dự án tỷ USD có xu hướng chọn những địa phương khác. Giai đoạn 2017-2021, top 5 các dự án lớn nhất hàng năm thường phân bổ ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương hoặc vài tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong suốt giai đoạn này, chỉ 2019 là TP HCM có 2 dự án trong top 5 nhưng giá trị rót vốn cũng chỉ 650 triệu USD (Techtronic Tools) và 300 triệu USD (Wanna Explore Travel). 

TP HCM đang xây dựng đề án thu hút vốn FDI giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới nhà đầu tư chiến lược (rót vốn từ 30.000 tỷ đồng cho dự án thông thường hoặc từ 3.000 tỷ đồng vào dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo). 

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM, đến 2025, địa phương này kỳ vọng thu hút trên 50 dự án công nghệ cao, với ít nhất một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỷ USD. Đồng thời, mục tiêu là tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư của 17 nhà đầu tư trọng điểm đạt 70% tổng vốn giai đoạn 2023-2025. Nhóm này gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Mỹ. 

Tham vọng không nhỏ nhưng khả năng thu hút vốn FDI của TP HCM đang gặp một số thách thức. 

Tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng cuối tháng 4, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM thừa nhận hạn chế của thành phố trong khả năng hút vốn FDI là hệ thống cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ) còn chưa đồng bộ, phát triển tương xứng với tiềm năng, nhu cầu phát triển. 

Quỹ đất dành cho phát triển các khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt không tăng. Theo số liệu của Ban Quản lý các Khu chế xuất - công nghiệp TP HCM (Hepza) TP HCM được quy hoạch gần 6.000 ha đất công nghiệp nhưng có tới 1.500 ha vướng mắc về pháp lý hoặc giải phóng mặt bằng. Năm nay, Hepza chỉ được phân bổ 41 ha đất nông nghiệp để cho thuê và số đất này lại nằm rải rác trong các khu chế xuất, khu công nghiệp chứ không tập trung quy mô lớn. Do đó, chỗ nào để "đại bàng" có nơi làm tổ được cũng không đơn giản. 

Ông Phúc Nguyễn bổ sung 2 nguyên nhân là các kênh thông tin đầu tư của thành phố còn kém và khó tiếp cận. Các địa phương khác dần năng động và tận tình hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thủ tục đầu tư hơn. Thực tế, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP HCM năm nay giảm 13 bậc, xuống vị trí thứ 27. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, thu hút đầu tư những năm tới sẽ gặp thách thức vì TP HCM đang bị cạnh tranh lớn bởi nơi khác, nhất là ở yếu tố bền vững. Các tập đoàn lớn ngày càng đề cao ESG (các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và quản trị) khi lựa chọn nơi đầu tư. Với hạng 49/63 tỉnh - thành, TP HCM không phải là địa phương có thành tích cao trong "Chỉ số xanh" (PGI - đánh giá địa phương thân thiện với môi trường) mà VCCI cho ra mắt hồi tháng 4. 

Ngoài ra, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cũng nhìn nhận thuế tối thiểu toàn cầu là thách thức không nhỏ. Khi không còn "quân bài tốt" là ưu đãi thuế đòi hỏi đổi chiến thuật mới để hút "đại bàng" về làm tổ. (Vnexpress.net 16/5, Viễn Thông)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Ngăn chặn quan tham nhũng "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Phòng, chống tham nhũng nếu chỉ dừng lại ở việc xử lý, trừng phạt tội phạm tham nhũng thì mới chỉ là thắng lợi một nửa. Bởi phòng, chống tham nhũng thành công là ngăn chặn được tham nhũng, ngăn chặn được tẩu tán tài sản, thu hồi được tài sản tham nhũng. 

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, kết quả thi hành án để thu hồi tài sản trong các vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế mặc dù đã có nhiều cố gắng, đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt 32,53% so với tổng số tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. 

Cụ thể, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế chung giai đoạn 2020-2022, tổng số tiền phải thi hành là trên 109.121 tỉ đồng; số tiền có điều kiện thi hành là trên 63.105 tỉ đồng; số tiền đã thi hành xong là trên 35.501 tỉ đồng; số tiền chuyển kỳ sau là trên 73.620 tỉ đồng. 

Với tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp như hiện nay là không thể chấp nhận được. Tiền bạc, tài sản bị tẩu tán, những kẻ tham nhũng chấp nhận hình phạt, để rồi chờ ngày ra tù tận hưởng số tài sản đó, chưa kể để lại cho con cháu. 

Nếu thu hồi hết số tiền đang nằm trong két của các quan tham nhũng, sẽ có thêm nguồn vốn rất lớn để đầu tư xây dựng nhiều km cao tốc, xây được bao nhiêu trường học, bệnh viện. Biết là vậy nhưng thu hồi không dễ.

Khuyến khích tội phạm tham nhũng tự nguyện nộp lại tài sản tham nhũng là một cách, thực tế đã có nhiều trường hợp thực hiện, nhưng con số đó quá ít ỏi so với số tiền bị chiếm đoạt. Nếu đưa ra "thương lượng" nộp lại tiền sẽ được giảm hình phạt thì chẳng lẽ đi "mặc cả" với tội phạm tham nhũng. Và cũng chẳng khác gì "nuốt không trôi thì trả lại". 

Cho nên, phải có quy định chặt chẽ bằng pháp luật, ngăn chặn từ đầu. Trước hết là thực hiện kê khai tài sản của cán bộ, công chức, người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy Nhà nước một cách nghiêm túc, không làm hình thức. Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của những trường hợp bị phát hiện có dấu hiệu tham ô, tham nhũng. Truy đến tận cùng dấu vết tài sản, bắt chứng minh nguồn gốc tài sản, tìm ra tài sản bất minh. 

Xin thưa, con cái quan chức mới tốt nghiệp đại học, lấy tiền đâu ra để mua cổ phần, cổ phiếu chục tỉ đồng, trăm tỉ đồng, lấy tiền đâu ra để mua căn hộ, biệt thự, đất đai? Những tài sản vợ con quan chức đứng tên không chứng minh được nguồn gốc nói thẳng là do tham nhũng mà có. Thu hồi được những tài sản giấu giếm đó là ngăn chặn tội phạm tham nhũng "hy sinh đời bố củng cố đời con". (Laodong.vn 16/5, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Trung ương lấy phiếu tín nhiệm 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, diễn ra từ 15 – 17/5, Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. 

Theo Quy định 96 của Bộ Chính trị, việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ). Quy định 96 được Bộ Chính trị ban hành hồi tháng 2/2023, thay thế cho Quy định số 262-QĐ/TW ngày 8/10/2014. 

Về tiêu chí, Quy định 96 bổ sung tiêu chí về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; đồng thời xét đến sự gương mẫu của bản thân cán bộ và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Các chức danh được Trung ương lấy phiếu tín nhiệm là các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. 

Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác, cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định… 

Về việc lấy phiếu tín nhiệm, phát biểu khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, ngày 15/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là một trong những nội dung đổi mới rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta, bắt đầu được tiến hành từ nhiệm kỳ khoá XI đến nay. 

Mục đích là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ; giúp các đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống… 

Tổng Bí thư lưu ý, các Ủy viên Trung ương nêu cao trách nhiệm, tinh thần xây dựng trong việc xem xét, thể hiện sự tín nhiệm của mình; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII. 

Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, kết quả cụ thể thực hiện chức trách được giao và uy tín của người được lấy phiếu tín nhiệm. Bảo đảm tính dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm. 

“Kiên quyết không để xảy ra vi phạm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ”, Tổng Bí thư nhấn mạnh. (Tienphong.vn 16/5, Luân Dũng)Về đầu trang

Đề nghị các địa phương cấp "sổ đỏ" cho căn hộ, biệt thự du lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương triển khai thực hiện quy định mới của pháp luật về đất đai. 

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập đến việc cấp "sổ đỏ" cho các công trình xây dựng như: Khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ… 

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tập trung rà soát, chỉ đạo cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở và trong các dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở theo quy định của Nghị định số 10 vừa ban hành vào đầu tháng 4. 

Nghị định được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các vướng mắc cho việc cấp sổ đỏ cho các loại hình bất động sản mới như condotel… bởi hiện nay, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện. 

Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị các địa phương tăng cường nguồn lực, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai để tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử bảo đảm hiệu quả, người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện. (VTV.vn 16/5)Về đầu trang

Sửa quy định mổ 10 con heo cũng phải có giấy phép môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố lấy ý kiến sửa đổi một số điều nghị định 08 năm 2022 quy định chi tiết về Luật Bảo vệ môi trường (nghị định 08). 

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nội dung sửa đổi chủ yếu tập trung vào quy mô, công suất các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.  

Hướng sửa đổi sẽ là tăng thẩm quyền cho địa phương trong việc cấp phép, quản lý môi trường các dự án này. Một trong hai loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được sửa đổi trong nghị định là chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp. 

Cụ thể, với chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ sửa đổi theo hướng dự án công suất nhỏ dự kiến có quy mô 10 - 300 gia súc, gia cầm (quy định hiện tại là 10 - 100 con). Công suất trung bình sẽ từ 300 - 3.000 con (quy định hiện tại là 100 - 1.000 con) và công suất lớn là từ 3.000 con trở lên. 

Với ngành sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, dự án có công suất trung bình sẽ có quy mô dưới 2.000 tấn/năm, quy định hiện tại của nghị định 08 là dưới 1 triệu thiết bị hoặc dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án có công suất lớn sẽ có quy mô từ 2.000 tấn sản phẩm/năm, quy định hiện tại là từ 1 triệu thiết bị hoặc từ 1.000 tấn sản phẩm/năm. 

Theo quy định của nghị định 08, dự án có quy mô công suất nhỏ sẽ do UBND huyện cấp phép môi trường. Dự án công suất trung bình do UBND tỉnh cấp phép môi trường và dự án công suất lớn sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết việc sửa đổi được thực hiện trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các địa phương và thực hiện chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các địa phương giải quyết thủ tục hành chính. 

Nghị định 08 có hiệu lực từ 10-1-2022, phát sinh những bất cập như giết mổ từ 10 con heo hay từ 100 con gà, hoặc nuôi từ 10 con trâu, bò trở lên phải được UBND huyện cấp giấy phép môi trường. 

Quy định này được ví tương đương việc đầu tư một nhà máy chế biến thủy, hải sản công suất từ 100 đến dưới 1.000 tấn/năm, hay quy định nuôi từ 100 con trâu, bò ở vùng nhạy cảm cũng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. (Tuoitre.vn 16/5, Ngọc Linh)Về đầu trang

TPHCM: Dân đông, việc nhiều, cán bộ cơ sở làm đến 2 giờ đêm

Ngày 16-5, Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị giao ban chuyên đề giữa Thường trực Thành ủy với Thường trực Quận ủy, Huyện ủy, Thành ủy TP Thủ Đức và Đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy với chủ đề “Thực trạng, giải pháp trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị tại phường, xã, thị trấn”. 

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết, thực tiễn quản lý nhà nước tại cơ sở còn những bất cập, khó khăn phát sinh do số lượng cán bộ, công chức theo quy định chưa đủ để đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ. 

Theo Sở Nội vụ TPHCM, thực hiện các quy định của Chính phủ, số lượng cán bộ, công chức tại 6 phường, xã có trên 100.000 người cũng được giao bằng với số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn có dân số từ 30.000 người trở lên. Như vậy, số lượng cán bộ, công chức chưa phù hợp với quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm từng phường, xã, thị trấn tại TPHCM.

Thực tiễn, dân số tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng công việc phát sinh, gia tăng áp lực công việc, nhất là ở các địa phương có địa bàn rộng, đô thị hóa nhanh, phức tạp trong quản lý xây dựng, quản lý đất đai. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ sở kéo dài thời gian làm việc, đồng thời thiếu nguồn lực triển khai, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ người dân. 

Qua khảo sát, một cán bộ, công chức tại phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) tham mưu 628 văn bản/năm (52 văn bản/tháng); bình quân 1 cán bộ, công chức giải quyết hơn 3.200 hồ sơ/năm. 

Đối với các quận trung tâm, cán bộ, công chức ở các phường Phạm Ngũ Lão, Bến Nghé, Bến Thành (quận 1), làm việc đến 2-3 giờ sáng trong những ngày lễ lớn, ngày nghỉ cuối tuần để thực hiện các công tác quản lý nhà nước, an sinh xã hội, an ninh trật tự. 

Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Nguyễn Thị Hồng Thắm đề xuất giải pháp về xây dựng chính quyền số, trong đó phát triển các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ công việc; liên thông điện tử, kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.... 

Cùng với đó là các kiến nghị về giải pháp cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn và huy động sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở. Qua đó tạo tính thông suốt, liên thông trong tổ chức bộ máy, đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh... (Sggp.org.vn 16/5, Văn Minh)Về đầu trang

ĐBSCL: Bất cập cán bộ công chức không được nhận hỗ trợ khi thu hồi đất

Đó là một trong những vấn đề được ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ góp ý tại Hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật đất đai trong thời kỳ hội nhập” do Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức ngày 15/5. 

Ông Trường cho biết, từ thực tiễn quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đặt ra những vấn đề cơ bản cần tiếp tục được hoàn thiện trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. 

Trong đó, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ chế chuyển dịch đất đai, theo quy định, việc hỗ trợ trong thu hồi đất nông nghiệp chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, đó là những người không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác, kể cả người về hưu. 

Việc quy định người trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp làm cho nhiều cán bộ, công chức, viên chức tham gia các công việc giúp cải thiện đời sống gia đình thông qua việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất cập. 

“Đặc thù của ĐBSCL nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng, trên 80% cán bộ, công chức, viên chức xuất thân là nông dân. Nhưng họ không được xem là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Thế nên khi bị thu hồi đất, họ chỉ được nhận tiền bồi thường, không được nhận tiền hỗ trợ” – ông Trường nói. 

Về tạo quỹ đất, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đề xuất, khi nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất đấu giá thực hiện dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở thì để lại 12% cho người dân, 88% cho nhà nước, bao gồm cả đất công cộng. 

Như vậy, nhà nước sẽ không bỏ vốn thực hiện dự án mà vẫn có đất sạch để đấu giá mang lại nguồn thu ngân sách cho nhà nước, người dân cũng có lợi ích từ 12% đất chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở mà không phải nộp tiền sử dụng đất, còn nhà đầu tư có đất sạch thông qua đấu giá (không mất thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư). Việc này, thực tế đã được nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản áp dụng. 

Ngoài ra, việc quy định bồi thường vật nuôi chưa bao quát được tất cả vật nuôi, chỉ bao gồm vật nuôi là thủy sản. Mặt khác, các văn bản của trung ương chưa quy định mật độ cây trồng và mật độ thả nuôi trong bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để ngăn ngừa tình trạng một số người dân cố tình trồng thêm cây để được bồi thường nhiều hơn, gây mất công bằng trong bồi thường... (Tienphong.vn 16/5, Cảnh Kỳ)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

Bước qua nỗi sợ, tạo đột phá kinh tế: Tỉnh “6 dám, 5 thật” phát triển toàn diện

Liên tiếp 7 năm liền, Quảng Ninh giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số. Điều này đang khẳng định sự phát triển bền vững, đã nâng tầm một tỉnh luôn quán triệt quan điểm, bản lĩnh cho cán bộ “6 dám, 5 thật” trở thành cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc. Nơi đây, cán bộ nói thật, làm thật và dân thụ hưởng thành quả thật! 

Cách đây chưa đến 10 năm, ấn tượng của hầu hết du khách về Quảng Ninh, nơi có di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là những con đường ngập bụi khi nắng, hóa bùn nhão khi mưa. Nhà cửa, đường phố bị phủ kín một màu đen đúa, nhếch nhác từ bụi than. Cách Hà Nội chưa đầy 200km nhưng người ở Hà Nội về Quảng Ninh đi mất gần 5 tiếng đồng hồ mới đến Hạ Long. Quốc lộ 18A lúc bấy giờ được ví von là “con đường đau khổ”. 

Nhưng nay, từ Hà Nội đến Hạ Long chỉ mất vỏn vẹn 1 tiếng 30 phút với cung đường cao tốc hiện đại, sạch đẹp. Tốc độ phát triển đô thị thuộc vào hạng sôi động bậc nhất cùng mức tăng trưởng thuộc tốp đầu cả nước. Quảng Ninh lột xác trở thành cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc với 7 năm liên tiếp GRDP ở mức 2 con số. 

Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, Quảng Ninh đã trải qua cả một quá trình cải cách không ngừng, thay đổi tư duy cũng như đột phá trên nhiều lĩnh vực. Lãnh đạo tỉnh này qua các thời kỳ đều thể hiện sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để đem lại những thành quả vượt bậc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến làm việc với Quảng Ninh vào tháng 2/2023 từng nói: Những thành quả mà Quảng Ninh đạt được là minh chứng cho sự đổi thay diệu kỳ! 

Nhận diện được những bất cập trong quá trình phát triển, từ những năm đầu của nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Ninh xác định phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Trong đó, tập trung vào mô hình tăng trưởng xanh, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển gắn với thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược là cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng. 

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, để đạt được những mục tiêu trên, điều quan trọng là phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và luôn sáng tạo, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu khó khăn, thử thách vì lợi ích nhân dân. 

Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định là tỉnh có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Quảng Ninh đã cho thấy sự vận động, phát triển không ngừng khi tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược, đưa Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành trung tâm du lịch quốc tế. 

Quảng Ninh đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành hệ thống các công trình giao thông lớn, như tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục I, tuyến cao tốc Hạ Long - Móng Cái, đưa Quảng Ninh trở thành địa phương có số km cao tốc lớn nhất cả nước hiện nay, tạo đột phá về hạ tầng giao thông chiến lược, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hội nhập quốc tế, mở ra không gian phát triển và tạo ra nguồn lực mới rất to lớn. 

Đặc biệt, chính sách chăm lo đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm triển khai hiệu quả, đồng bộ; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng, miền. 

Xuất phát từ tư duy thực sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, năm 2022 tỉnh Quảng Ninh về đích trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đồng thời hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, Quảng Ninh đang chuyển sang giai đoạn chuẩn nghèo đa chiều mới và giai đoạn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu hiện đại, văn minh gắn với đô thị hóa hài hòa, bền vững, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người nông dân, cư dân nông thôn. 

Chia sẻ về những bước đi, cách làm của tỉnh, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ: Trên cơ sở đường lối, chủ trương chung của Trung ương, xuất phát từ thực tiễn, Quảng Ninh đã vận dụng sáng tạo, định hình tư duy phát triển của tỉnh theo phương châm “tầm nhìn toàn cầu, hành động địa phương”. Việc hoạch định chủ trương, chiến lược tạo đột phá trong phát triển bắt đầu từ nhận diện đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh, giá trị riêng biệt, nổi trội của tỉnh. 

Trong đó có cả những yếu tố “thiên tạo” như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, vùng mỏ (than), địa chất, địa mạo; có những yếu tố “nhân tạo”, như Di sản Yên Tử gắn với Thiền phái Trúc Lâm, mạng lưới di tích lịch sử - văn hóa, Thương cảng Vân Đồn. 

Ngoài ra còn có cả những yếu tố thuộc về cốt cách, con người Quảng Ninh, nhất là truyền thống “kỷ luật và đồng tâm” của Vùng mỏ Anh hùng, cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây chính là những lợi thế so sánh riêng có mà tư duy lãnh đạo của các thế hệ ở Quảng Ninh đã nhận diện đúng, trúng và có chính sách can thiệp phù hợp để biến tiềm năng thành động năng, chuyển hóa thành nguồn lực và động lực cho phát triển. (Tienphong.vn 16/5, Hoàng Dương)Về đầu trang

Sẽ tổ chức tham quan trụ sở UBND TPHCM hàng tháng?

Mới đây, Sở Du lịch TPHCM đã có đề xuất về việc xây dựng chương trình du lịch tham quan trụ sở UBND TPHCM trở thành hoạt động định kỳ, được tổ chức thường xuyên trong năm 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách.

Theo đánh giá của Sở Du lịch TPHCM, trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, chương trình tham quan trụ sở UBND TPHCM đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp khi đã có 48 đoàn khách với khoảng 1.500 du khách tham gia. 

Hầu hết các du khách sau khi tham quan đã đánh giá cao vẻ đẹp cũng như sự lưu giữ những kiến trúc cổ độc đáo của toà nhà. Đồng thời nhiều du khách cho rằng việc mở cửa toà nhà UBND TPHCM đã cho thấy sự cởi mở thân thiện, gần gũi với người dân của những người lãnh đạo tại TPHCM. 

Với những kết quả tích cực đã đạt được, đồng thời trước nguyện vọng của hàng ngàn du khách đã không thể đăng ký tham gia trong đợt đầu tiên, Sở Du lịch TPHCM đã đề xuất 3 phương án tổ chức chương trình tham quan di tích này trong thời gian tới. Trong đó: 

Phương án 1, trong năm 2023 thành phố sẽ mở thêm 3 đợt tham quan trụ sở UBND TPHCM vào những ngày lễ trọng đại. Cụ thể, đợt tham quan đầu tiên được tổ chức ngày thứ Bảy (1/7) và Chủ nhật (27) nhân dịp kỷ niệm thành phố chính thức mang tên TPHCM (ngày 2/7/1976); đợt tham quan tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy (2/9) và Chủ nhật (3/9) nhân dịp Quốc khánh (2/9); Đợt tham quan thứ 3 sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy (30/12) và Chủ nhật (31/12) chào mừng năm mới 2024. 

Với phương án này, thành phố dự kiến sẽ đón 168 đoàn khách với khoảng 5.040 du khách từ nay đến cuối năm, tuy nhiên hạn chế của phương án này là số ngày tham quan còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan của người dân và du khách đồng thời chưa tạo ra hiệu ứng kích cầu du lịch một cách mạnh mẽ. 

Phương án 2, thành phố sẽ mở thêm 9 đợt tham quan từ nay đến cuối năm vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ và năm mới dương lịch. Mỗi đợt tham quan được tổ chức vào hai ngày cuối tuần. Trong đó, đợt tham quan đầu tiên sẽ diễn ra ngày thứ Bảy (20/5) và Chủ nhật (21/5), nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đợt tham quan tiếp theo được tổ chức vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật liền kề với các dịp kỷ niệm và lễ lớn như ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911); ngày thành phố chính thức mang tên TPHCM (2/7/1976); ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945); ngày Quốc khánh (2/9/1945); ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940); Tuần lễ du lịch TPHCM (2/12); chào mừng năm mới 2024. 

Với phương án này, dự kiến sẽ đón 504 đoàn với 15.120 du khách tham quan, tuy nhiên tần suất tổ chức tham quan sẽ không đều theo thời gian khi tháng 9, tháng 12 sẽ tổ chức 2 lần/tháng, trong khi suốt tháng 10 sẽ không có chương trình nào được tổ chức. 

Phương án 3, thành phố tổ chức các đợt tham quan định kỳ vào thứ Bảy, Chủ nhật cuối cùng hằng tháng và chương trình bắt đầu từ cuối tháng 5. Với phương án này, trong năm 2023 trụ sở UBND TPHCM sẽ đón 448 đoàn khách tham quan với khoảng 13.440 du khách. 

Theo Sở Du lịch TPHCM, phương án 3 là phương án phù hợp nhất bởi số ngày được mở rộng, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người dân, du khách. Ngoài ra việc tổ chức chương trình vào cuối mỗi tháng sẽ giúp cho các đơn vị tổ chức chương trình thuận lợi trong việc xây dựng lịch tổ chức tham quan ổn định, dễ tìm hiểu dành cho du khách. (Tienphong.vn 16/5, Trọng Thịnh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Còn đọng 65.000 tỷ vốn đầu tư công chưa phân bổ, nhiều đơn vị mới giao khoảng 10% vốn ngân sách Trung ương

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy đến cuối tháng 4/2023, trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 25/50 bộ, cơ quan trung ương và 45/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. 

Cụ thể, theo Bộ Tài chính, tổng số vốn đầu tư công được phân bổ là 689.084,8 tỷ đồng, đạt 97,46% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044.2 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 47.524,5 tỷ đồng. 

Đề cập đến nguyên nhân tính hết tháng 4 mà hơn 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư công vẫn chưa được phân bổ hết, Bộ Tài chính cho hay:  

Thứ nhất, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, không bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 25/50 bộ, cơ quan trung ương và 34/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao. 

Đáng lưu ý, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Bộ Thông tin và truyền thông (88,48%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (87,94%), Bộ Tài chính (86,58%), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (85,88%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86,21%), Hưng Yên (80,75%), Tuyên Quang (71,49%)... 

Bộ Tài chính cho biết vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện đề giao chi tiết vốn năm 2023; một số dự án thuộc chương trình mới được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết kế hoạch vốn tại Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 8/3/2023 nên hiện nay đang được các bộ, địa phương hoàn thiện các thủ tục để triển khai giao kế hoạch vốn năm 2023. 

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cũng đề nghị hoàn trả ngân sách do không có nhu cầu sử dụng nên phần vốn này chưa phân bổ. Ngoài ra, còn một số dự án của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như: cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn; đường Vành đai 4 vùng Thủ đô (Bắc Ninh, Hưng Yên); Kè đầm Cù Mông (tỉnh Phú Yên); cầu Văn Ly và đường dẫn (tỉnh Quảng Nam)... 

Cũng theo Bộ Tài chính, vốn nước ngoài chưa phân bổ hết do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay như tại tỉnh Quảng Trị, Phú Yên; hay có dự án tại tỉnh Đắk Nông chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ, đang lấy ý kiến nhà tài trợ hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư; hoặc có địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương do tỉnh đánh giá khả năng không giải ngân hết như: Quảng Ninh. 

Thứ hai, đối với nguồn vốn cân ngân sách địa phương, theo Bộ Tài chính, có 43/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 13/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. "Nguyên nhân là một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa đủ điều kiện để giao chi tiết phân bổ phụ thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương; chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương", Bộ Tài chính thông tin. 

Thứ ba, đối với vốn kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia, đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 44/48 địa phương, trong đó, có 14/44 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn. 

Trong số các địa phương Bộ Tài chính nhận được báo cáo phân bổ, có 20/44 địa phương đã phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án. Trong đó, 14 địa phương đã phân bổ hết kế hoạch vốn gồm: Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Kon Tum, Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long; còn lại 6 địa phương chưa phân bố hết vốn gồm Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Kiên Giang. 

Còn lại 24/44 địa phương chưa phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án, bao gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Cà Mau. (Vneconomy.vn 15/5, Ánh Tuyết) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Bạc Liêu nói gì vụ trưởng phòng bị cảnh cáo được chuyển làm phó văn phòng?

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) bị kỷ luật cảnh cáo. Sau đó, ông này được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng HĐND - UBND thành phố. 

Trước đó, ông Trần Sĩ Em, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bạc Liêu bị kỷ luật cảnh cáo, do thực hiện nhiệm vụ công vụ có khuyết điểm, vi phạm. 

Sau khi bị kỷ luật, ngày 11/5, ông Em được Ban Thường vụ Thành ủy Bạc Liêu điều động đến Văn phòng HĐND - UBND TP Bạc Liêu, giới thiệu bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng. 

Trước việc dư luận cho rằng ông Trần Sĩ Em bị kỷ luật cảnh cáo nhưng vẫn được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, chiều 16/5, ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bạc Liêu, khẳng định việc thực hiện công tác cán bộ đối với ông Trần Sĩ Em làm đúng quy trình, quy định. 

"Sau khi xem xét, cân nhắc, thành phố mới điều động, giới thiệu ông Em để bổ nhiệm lại về mặt chính quyền, với việc giáng xuống một cấp, từ cấp trưởng xuống cấp phó", ông Vinh nói. 

Theo ông Vinh, lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhạy cảm nên thành phố điều chuyển ông Em đến đơn vị khác. 

Về việc kỷ luật cảnh cáo, giáng cấp chức vụ đối với ông Em, theo ông Vinh đánh giá "khá nặng", bởi ông Em không còn giữ vị trí cũng như quy hoạch chức vụ tương đương hoặc cao hơn. (Dantri.com.vn 16/5, Huỳnh Hải)Về đầu trang

Phú Yên: Chủ tịch xã giả chữ ký của dân nhận tiền hỗ trợ trồng rừng

Chiều 16-5, Ban thường vụ Huyện ủy Sơn Hòa công bố quyết định kỷ luật đối với ông Trần Ngọc Tây - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Hội - vì giả chữ ký của người dân trong hồ sơ thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ trồng rừng, nhận giống, tiền đầu tư trồng rừng.

Theo quyết định, ông Tây bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy xã Sơn Hội. 

Quyết định kỷ luật nêu rõ ông Tây là phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Sơn Hội nhưng không tham mưu cho Ban thường vụ Đảng ủy xã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập hằng năm sai nguyên tắc, không đúng quy định. 

Ông Tây đã lấy tên ông N.V.T. để đăng ký tham gia trồng rừng theo dự án Flitch (dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên). Nhiều lần ông Tây giả chữ ký của ông T. làm các hồ sơ thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ trồng rừng. Ông này cũng giả chữ ký ông T. nhận giống, tiền đầu tư trồng rừng từ dự án Flitch để sử dụng vào mục đích trồng rừng cá nhân.

 Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nay Blung - bí thư Huyện ủy Sơn Hòa - cho biết ông Tây bị cách chức Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy xã Sơn Hội, theo quy định của Đảng, ông không còn đủ tiêu chuẩn giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Hội nữa. (Tuoitre.vn 16/5, Duy Thanh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh

Đây là động thái mới nhất của Chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy tỷ lệ sinh vốn đang sụt giảm tại nước này. 

Trung Quốc sẽ khởi động các dự án thí điểm tại hơn 20 thành phố nhằm tạo ra văn hóa hôn nhân và sinh con "thời đại mới" nhằm thúc đẩy môi trường sinh và nuôi dạy con thân thiện hơn. 

Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, cơ quan thực hiện các biện pháp dân số và sinh sản của chính phủ sẽ khởi động các dự án để khuyến khích phụ nữ kết hôn và sinh con. Trọng tâm của các dự án là thúc đẩy kết hôn, sinh con ở độ tuổi phù hợp, khuyến khích cha mẹ chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái, hạn chế việc đòi sính lễ cao và các hủ tục lạc hậu khác. 

Những nơi được đưa vào chương trình thí điểm có thành phố Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông và thành phố Hàm Đan ở tỉnh Hà Bắc. Trước đó, vào năm ngoái, dự án đã được khởi động tại 20 thành phố, bao gồm cả Bắc Kinh. 

Các dự án được đưa ra trong bối cảnh các địa phương của Trung Quốc đang triển khai một loạt biện pháp để khuyến khích người dân sinh con, bao gồm ưu đãi thuế, trợ cấp nhà ở và miễn phí hoặc trợ cấp giáo dục khi sinh con thứ ba. 

Cũng do lo ngại về sự sụt giảm dân số và tình trạng già hóa nhanh chóng, các cố vấn của Chính phủ Trung Quốc vào tháng ba vừa qua đã đề xuất rằng, phụ nữ độc thân và chưa kết hôn nên được tiếp cận với phương pháp đông lạnh trứng và thụ tinh trong ống nghiệm, cùng với các dịch vụ khác để tăng tỷ lệ sinh tại nước này. 

Theo một cuộc khảo sát mới đây, Trung Quốc đang trải qua những thay đổi kép về dân số và gia đình. Tỷ lệ sinh thấp và xu hướng gia đình thu nhỏ ngày càng rõ rệt, trong đó tỷ lệ phụ nữ không sinh con tăng nhanh, từ 6% năm 2015 lên 10% năm 2020. Độ tuổi lập gia đình lần đầu của dân số trong độ tuổi kết hôn ở Trung Quốc cũng liên tục tăng cao, trung bình ở nữ đã tăng từ 22 tuổi những năm 1980 lên 26,3 tuổi vào năm 2020. Độ tuổi sinh con đầu lòng là 27,2 tuổi. 

Trong khi đó, mức độ sẵn sàng sinh con của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lại liên tục giảm. Số con trung bình mà phụ nữ Trung Quốc dự định sinh là 1,64 vào năm 2021, thấp hơn so với mức 1,76 của năm 2017 và 1,73 của năm 2019. Con số này tiếp tục giảm đối với thế hệ 9X và 10X. (VTV.vn 16/5)Về đầu trang

Ukraine phát hiện hàng chục cọc tiền trong vụ án tham nhũng ở Tòa Tối cao

Các cơ quan chống tham nhũng Ukraine hôm 15/5 cho biết, họ đang tiến hành cuộc điều tra quy mô lớn trong hệ thống Tòa án Tối cao của nước này. Giới chức chia sẻ một bức ảnh chụp hàng đống tiền mặt xếp ngay ngắn trên ghế sofa. 

Cục Chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine (Nabu) không nêu tên bất cứ nghi phạm nào bị cáo buộc tham nhũng, nhưng 2 tổ chức truyền thông địa phương đưa tin rằng Chánh án Tòa án Tối cao Vsevolod Kniaziev dường như đã bị giam giữ vì bị nghi nhận hối lộ 3 triệu USD. Ukraine chưa lên tiếng về thông tin này. 

Nabu đã đăng bức ảnh trên trang mạng xã hội của đơn vị, cho biết họ phát hiện ra hàng chục cọc tiền mặt sau cuộc điều tra của cục hợp tác với văn phòng Công tố viên đặc biệt chống tham nhũng (SAP). 

"Nabu và SAP đã vạch trần vụ án tham nhũng quy mô lớn tại Tòa án Tối cao, cụ thể là một đường dây mà lãnh đạo và thẩm phán của Tòa án Tối cao nhận hối lộ. Các cuộc điều tra khẩn cấp đang được tiến hành", thông báo cho hay. 

Trong thời gian qua, Ukraine đã nỗ lực nộp đơn xin vào Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, phía EU đưa ra điều kiện tiên quyết để Kiev có thể vào khối là Ukraine phải thực hiện hiệu quả nỗ lực chống tham nhũng. Vì vậy, Ukraine đã tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng và thực hiện các chiến dịch thanh lọc bộ máy.  

Hồi đầu năm, chính phủ Ukraine đã thông báo cách chức hàng loạt quan chức cao cấp với cáo buộc tham nhũng, bao gồm 4 thứ trưởng cùng 5 người đứng đầu chính quyền quân quản của nước này. (Dantri.com.vn 16/5)Về đầu trang./.

Trung tâm Tin học - Công báo

Các tin khác

03