Báo cáo tình hình công tác tuần từ ngày 17/10/2022 đến ngày 23/10/2022

14:49, Thứ Sáu, 4-11-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

1. Về công tác phòng chống dịch Covid-19:

Trong tuần vừa qua, số ca mắc COVID-19 có xu hướng giảm, ghi nhận 39 ca mắc mới, trung bình 3 ca/ngày (tuần trước trung bình 6 ca/ngày).

Tổng số ca nhập viện điều trị trong tuần là 8 (tăng 3 ca so với tuần trước). Trong tuần không có ca chuyển nặng. Tổng số ca kết thúc điều trị trong tuần là 92 ca. Số bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở điều trị COVID-19: 10 người (Số BN nặng: 0). Trong tuần không ghi nhận thêm ca tử vong. Như vậy, tỷ lệ người mắc COVID-19 nhập viện và điều trị là 5,18%. Tỷ lệ điều trị tại nhà: 94,82%. Tỷ lệ tử vong 0,06%. Tỷ lệ BN điều trị khỏi 99,88%. Tỷ lệ BN đang điều trị tại nhà và tại các bệnh viện là 0,06%.

Ngành Y tế tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng Covid-19. Đến 6h ngày 23/10/2022, tỷ lệ trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi đã tiêm ít nhất 1 mũi đạt tỷ lệ 81,35%; tiêm 2 mũi đạt 46,36%; tỷ lệ người từ 12-17 tuổi tiêm mũi nhắc lại đạt 44,21%; tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt 63,09%; tiêm mũi nhắc lại lần 2 (theo số lượng đăng ký) đạt 84,01%. Tổng số liều tiêm được trong tuần: 3.072. Còn tồn 12.894 liều.

2. Về kinh tế - xã hội:

* Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Hiện tại, các địa phương đang tiến hành thu hoạch sắn và sản xuất cây vụ Đông năm 2022 (chủ yếu trồng rau các loại). Riêng Sắn đã thu hoạch là 3.838/6,326 ha, đạt 61% diện tích[1], năng suất dự ước 191,24 tạ/ha.

Trong tuần, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương phân bổ giống rau được hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và PTNT để các địa phương thực hiện gieo trồng trong vụ Đông 2022. Hiện đang hoàn chỉnh hướng dẫn cơ cấu giống các loại cây trồng chính và lịch thời vụ gieo trồng vụ Đông Xuân 2022-2023.

- Chăn nuôi - Thú y: Về Dịch tả lợn Châu Phi, trong tuần không phát sinh lợn mắc bệnh. Xã Trọng Hóa đã qua 21 ngày và làm các thủ tục công bố hết dịch. Như vậy, hiện vẫn còn 01 xã (Quảng Hòa – TX Ba Đồn) chưa qua 21 ngày. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/10/2022, Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 182 hộ/55 thôn/24 xã/5 huyện, thị làm 1.717 con lợn buộc tiêu hủy với trọng lượng là 114.401 kg. Các loại dịch bệnh khác không xảy ra.

Các đơn vị đang hướng dẫn, chỉ đạo địa phương triển khai tiêm phòng đợt 2/2022[2].

- Thủy sản: Trong tuần, do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh và bão số 6 làm thời tiết xấu nên đa số các tàu khai thác đều không ra khơi. Về tình hình nuôi trồng thủy sản: người nuôi thủy sản trên địa bàn tiếp tục tiến hành thả giống tại các vùng nuôi không bị ảnh hưởng của mưa lũ. Các hộ nuôi tiếp tục thực hiện các giải pháp kỹ thuật để chăm sóc thủy sản nuôi, duy trì sự ổn định môi trường và thu hoạch đối với những diện tích đạt kích cỡ thương phẩm.

Ngày 17/10/2022, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch đón và làm việc với đoàn thanh tra về chống khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu năm 2022 tại Quảng Bình.

- Lâm nghiệp: Tình hình lâm nghiệp ổn định, các chủ rừng tiếp tục khai thác gỗ rừng trồng; chăm sóc rừng trồng; trồng cây phân tán. Ước tính diện tích rừng trồng từ đầu năm đến nay đạt 5.754,63 ha, đạt 65%KH, tăng 2,8%CK. Trong tuần, trên địa bàn tỉnh khai thác diện tích: 73,00 ha = 5.805m3; lũy kế đến nay đã khai thác 6.066,40 ha = 455.764 m3, đạt 90%, tăng 27%CK. Đang tiếp tục chỉ đạo đơn vị đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2022; đồng thời chỉ đạo đơn vị tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa mưa, lũ.

* Công tác triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do hoàn lưu của bão số 5 gây ra

Do ảnh hưởng của dải hội tụ từ ngày 14/10 đến 16/10/2022 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa vừa đến mưa to, đặc biệt trên địa bàn hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy đã có mưa rất to, gây ngập lụt nhiều nơi.

Về tình hình thiệt hại: Không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản cụ thể như sau:

- Có 914 nhà bị ngập (chủ yếu trên địa bàn huyện Lệ Thủy); 20 thôn bản bị chia cắt; 25 điểm trường ở huyện Lệ Thủy bị ngập.

- Thủy sản: diện tích nuôi trồng thiệt hại 3,64 ha.

- Công trình thủy lợi: chiều dài đê, kè sạt lở, hư hỏng: 7,77km; kênh mương hư hỏng: 8,3km.

- Giao thông:

+ Quốc lộ: chiều dài sạt lở, hư hỏng: 4,5km; khối lượng đất, đá sạt lở: 30.000m3; khối lượng đá, bê tông: 4.500m3; cống bị hư hỏng: 01 cái.

+ Đường tỉnh, huyện, xã: chiều dài sạt lở, hư hỏng: 6,8km; khối lượng đất, đá sạt lở: 13.215m3; khối lượng đá, bê tông: 2.750m3; cầu bị hư hỏng: 01 cái; cống bị hư hỏng: 03 cái.

 - Có 35,7ha rau màu, 4,2ha cây trồng hàng năm bị thiệt hại; 01 con bò bị chết.

Ước tính tổng giá trị thiệt hại ban đầu khoảng 75 tỷ đồng.

* Thông tin và Truyền thông: Ngày 21/10/2022, UBND tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức họp báo với các cơ quan thông tấn báo chí nhằm thông tin tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng của tỉnh tháng 10/2022. Các đơn vị liên quan cũng đã cung cấp thêm thông tin về tình hình môi trường tại nhà máy xi măng và công trình trọng điểm; tình hình và công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các nhà máy xi măng, các công trình trọng điểm và các hoạt động Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Hang Tám Thanh niên xung phong và Đường 20 - Quyết thắng.

* Ngoại vụ: Ngày 21/10/2022, lãnh đạo UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Baloghdi Tibor, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hung-ga-ri tại Việt Nam.

* Văn hóa và Thể thao: Trong tuần, Sở Tập trung chỉ đạo, rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Công - Nông - Binh tỉnh Quảng Bình lần thứ VI, năm 2022; tham mưu Ban chỉ đạo các ngày lễ lớn của tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan kịch, tiểu phẩm ngắn tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình và rà soát các công việc chuẩn bị để tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đại hội Thể dục thể thao lần thứ IX, năm 2021-2022.

* Cải cách hành chính: Ngày 18/10/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị Phân tích, đánh giá, giải pháp nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Bình năm 2022. Hội nghị do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, thời gian dự kiến 01 buổi, trong tuần từ 31/10 - 04/11/2022.

* Cục Quản lý thị trường:Qua công tác nắm tình hình từ các thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn, hiện tại lượng xăng dầu từ thương nhân đầu mối (Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng) vẫn bị hạn chế, đặc biệt là mặt hàng xăng E5 RON 92. Nguyên nhân của việc thiếu hụt hàng nêu trên là do nguồn nhiên liệu phối trộn là cồn Ethanol đang bị thiếu hụt, vì vậy thương nhân đầu mối không có đủ lượng xăng E5 RON 92 cần thiết để đáp ứng đủ nhu cầu của các thương nhân phân phối mà chỉ cung ứng được một phần hạn chế nhất định nên nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn vẫn không có đủ lượng xăng E5 RON 92 để cung cấp liên tục cho khách hàng. Tính đến tại thời điểm báo cáo, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 16 cửa hàng, địa điểm kinh doanh xăng dầu tạm ngừng bán hàng một trong các loại xăng E5 RON 92-II, RON 95 hoặc dầu Diezel.

Ngày 17/10/2022, UBND tỉnh đã có Công văn chỉ đạo Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan và các thương nhân đầu mối, thương phân phân phối kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh về việc đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường mặt hàng xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Giao thông Vận tải: Ngày 17/10/2022, tại Km0+300, Đường tỉnh 569 (đường Võ Nguyên Giáp), tỉnh Quảng Bình xuất hiện 02 hố lún, sụt trong phạm vi mặt đường (kích thước các hố lún sụt lần lượt là (1,2x1,8x0,2)m và (1,6x1,4x0,7)m) gây mất ổn định công trình và ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến; ngay sau khi phát hiện, Sở GTVT đã chỉ đạo đơn vị quản lý lập rào chắn, phân luồng đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Qua kiểm tra, Sở GTVT xác định vi ̣trí lún sụt nằm trong phạm vi cấp phép cho Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới khoan ngầm qua đường để thi công hê ̣thống thoát nước thải; khu vực khoan ngầm là cát, tại thời điểm tiến hành khoan mực nước ngầm cao, do đó quá trình khoan, thi công lắp đặt đường ống HDPE ngầm phá vỡ kết cấu nền cát phía dưới gây lún sụt nền mặt đường.

Sở GTVT đã giao Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới chỉ đạo nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và các bộ phận liên quan khẩn trương kiểm tra, đánh giá mức độ lún sụt, phạm vi ảnh hưởng, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và bền vững công trình. Trước mắt, Ban QLDA môi trường và Biến đổi khí hậu TP.Đồng Hới chỉ đạo đơn vi ̣thi công bơm cát vào các hố sụt để giữ ổn định, đồng thời lát các tấm thép để đảm bảo giao thông tạm trong thời gian chờ xử lý.

* 3. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Tiếp tục được giữ vững, ổn định. Trong tuần xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông đường bộ, bị thương 03 người, thiệt hại tài sản 214 triệu đồng.

Nổi bật, lực lượng Công an đã phá thành công chuyên án, bắt 01 đối tượng truy nã liên quan vụ vận chuyển trái phép chất ma túy.

Liên quan đến việc triển khai Dự án đường ven biển đoạn qua xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, ngày 12/10/2022, Tổ công tác gồm đại diện chính quyền huyện Quảng Trạch và BQL Dự án đường ven biển đã tiến hành làm việc với LM quản xứ Mai Xuân Ái và HĐMV giáo xứ liên quan đến việc triển khai Dự án đường ven biển đoạn qua thôn Xuân Hòa. Kết thúc buổi làm việc, LM Ái và HĐMV cẫn chưa đồng tình, cho rằng việc triển khai tuyến đường đi sát bờ biển sẽ không an toàn, không có chỗ neo đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão. Tiếp đó, vào các ngày 13, 16/10/2022, trong rao giảng, LM Ái tiếp tục đề cập và có những nội dung kích động. Lực lượng công an đang tiếp tục nắm tình hình.

Ngày 17/10/2022, tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2022 của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, có 06 đối tượng khiếu kiện chây lỳ, phức tạp tiếp tục đến kiến nghị những nội dung đã được các cơ quan chức năng trả lời các phiên trước. Đáng chú ý, có một số đối tượng có ý định tiếp cận đồng chí Bí thư Tỉnh ủy để đưa đơn kiến nghị và cố tình không rời trụ sở khi đã hết giờ hành chính. Bên cạnh đó, có 04 đối tượng dự định sẽ kéo ra Hà Nội khiếu kiện.

4. Báo cáo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, nhiệm vụ trọng tâm

* Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình:

- Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB):

+ Công tác bàn giao mốc GPMB: Đến nay, mốc GPMB đã được bàn giao với chiều dài L= 79,5km/80km (đạt 99,4%); còn 500m đoạn qua thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch chưa hoàn thành.

+ Công tác trích đo, kiểm đếm tại thực địa đối với các đoạn đã bàn giao mốc GPMB: Đã hoàn thành công tác đo đạc hiện trường 80km/80km chiều dài tuyến (đạt 100%); thực hiện kiểm kê tài sản trên đất được 79,51km/80km chiều dài tuyến (đạt 99,38%).

+ Công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB: UBND các huyện, thị xã và thành phố đã tiến hành chi trả tiền bồi thường GPMB được 30,2/80km (đạt 37,75%).

- Công tác thi công xây lắp: Đang triển khai 12,1km/73,4km chiều dài phần đường toàn tuyến và 07cầu/21cầu toàn tuyến thuộc 06 gói thầu xây lắp trên 03 đoạn: Nam Ròon - Quảng Phúc (3 gói thầu: XL01, XL02, XL03), Nam cầu Lý Hòa - Quang Phú (gói thầu XL04) và Hà Trung - Mạch Nước (02 gói thầu: XL05, XL06). Khối lượng thực hiện đến nay đạt 96,91 tỷ đồng/1.486,6 tỷ đồng giá trị hợp đồng (đạt tỷ lệ 6,5%) (tăng 8,21 tỷ đồng so với tuần trước).

- Về tình hình giải ngân: Năm 2022, Dự án được bố trí kế hoạch vốn 964,547 tỷ đồng; đến nay đã giải ngân được 400,215 tỷ đồng. Sở GTVT đang chỉ đạo Ban QLDA khẩn trương hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán các hạng mục công việc đã thực hiện hoàn thành.

* Công tác phối hợp triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình:

- Về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng GPMB các địa phương và kế hoạch thực hiện: UBND các huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và Hội đồng GPMB để triển khai thực hiện.

- Công tác bàn giao mốc GPMB: Đến nay, mốc GPMB đã được bàn giao với chiều dài L= 125,86km/125,86km (đạt 100%).

- Về bàn giao tim tuyến: Đã bàn giao tim tuyến toàn tuyến với tổng chiều dài L= 125,86km/125,86km (đạt 100%).

- Công tác trích đo, kiểm đếm tại thực địa đối với các đoạn đã bàn giao mốc GPMB: Tính đến ngày 18/10/2022, các địa phương đã thực hiện trích đo hoàn thành 125,86/125,86km các đoạn đã được bàn giao mốc GPMB (đạt 100%); đã kiểm đếm tài sản trên đất được 125,47/125,85km chiều dài tuyến (đạt 99,69%) (tăng 0,55km so với tuần trước).

* Tình hình triển khai 9 dự án trọng điểm khởi công mới trong năm 2021: Trong tuần, có 01 dự án có cập nhật tiến độ giải ngân, cụ thể:

(1) Đường nối từ Quốc lộ 1A đến Quảng trường biển xã Ngư Thuỷ Bắc, huyện Lệ Thuỷ: Dự án đã giải ngân 56,7 tỷ đồng/70,9 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

* Tình hình triển khai 15 dự án trọng điểm khởi công mới trong năm 2022: Trong tuần, có 01 dự án có cập nhật tiến độ giải ngân, cụ thể:

(1) Tuyến đường Phú Hải - Lương Ninh: Dự án đã giải ngân 41,4 tỷ đồng/49 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022.

* Dự án nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới: Ngày 18/10/2022, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ cho phép nghiên cứu đầu tư, khai thác Cảng hàng không Đồng Hới theo hình thức xã hội hóa.

[1] (Bố Trạch 2.070 ha; Lệ Thuỷ 670 ha; Quảng Trạch 540 ha; Minh Hóa 350 ha; Quảng Ninh 100 ha; Tuyên Hoá 80 ha; Đồng Hới 20 ha; Ba Đồn 8 ha),

[2] toàn tỉnh tiêm được 5.005 liều LMLM, 7.650 liều THT, 10.152 liều DTL và 13.465 liều CGC tại 03 huyện tại 03 huyện Lệ Thủy, Bố Trạch và Quảng Trạch

Nguồn: Báo cáo số: 302/BC-UBND ngày 24/10/2022

Các tin khác

04